Trang trí bàn thờ ngày Tết là một việc làm vô cùng quan trọng -  mang nét đẹp tâm linh của người Việt có từ rất lâu đời. Việc trang trí bàn thờ thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với ông bà tổ tiên đồng thời giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình. Vậy gia chủ đã biết cách trang trí bàn thờ ngày Têt chưa? Và những điều cấm kỵ mà gia chủ cần lưu ý.

Trang trí bàn thờ ngày Tết là một việc làm vô cùng quan trọng diễn ra trước dịp Tết cổ truyền Nguyên Đán

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

Truyền thống “ uống nước nhớ nguồn “ của dân tộc ta luôn được phát huy và kế thừa từ đời này qua đời khác, được thể hiện cụ thể qua việc trang trí bàn thờ ngày Tết đủ đầy và sung túc.

Trang trí bàn thờ ngày tết thể hiện tấm lòng biết ơn, tưởng nhớ và thành kính đến ông bà, tổ tiên qua đó mong gia tiên phù hộ độ trì cho họ một năm mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng.

Mỗi dịp Tết đến xuân về thì con cháu sẽ tập chung lau dọn bàn thờ, đồng thời bày biện, trang trí mâm lễ cúng đầy ắp sắc màu cho gia tiên mình. Nén nhang được thắp lên trong không gian ngập tràn sắc hoa rực rỡ và ánh đèn huyền ảo giúp tưởng nhớ và đón tổ tiên trở về để cùng nhau đón Tết một cách trọn vẹn và sum vầy.

Trang trí bàn thờ ngày tết thể hiện tấm lòng biết ơn, tưởng nhớ và thành kính đến ông bà, tổ tiên

Nên trang trí bàn thờ ngày Tết vào thời gian nào?

Ban thờ ngày tết thường được trang trí vào những ngày giáp Tết (từ ngày 23 tháng chạp trở đi). Thông thường thì ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp hàng năm là ngày đầu tiên ông Táo về trời nên sẽ được người Việt lau dọn ban thờ trước đó để và chuẩn bị để đón các bậc tổ tiên về vào những ngày Tết.

Bên cạnh đó, bạn có thể dọn dẹp bàn thờ thường xuyên hơn để luôn giữ được sự sạch sẽ và nét tôn nghiêm chứ không phải đợi đến Tết thì mới có thể dọn dẹp.

Việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết phải được diễn ra thật cẩn trọng, nhẹ nhàng tránh không làm đổ vỡ bởi đó là một điều cấm kỵ.

Ban thờ ngày tết thường được trang trí vào những ngày giáp Tết

==>Có thể gia chủ cũng quan tâm đến cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết gồm những vật phẩm gì?

Để  trang trí bàn thờ một cách đầy đủ và đẹp nhất thì không thể thiếu các vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ. Mỗi đồ vật trên ban thờ gia tiên đèu mang những nét đẹp và ý nghĩa riêng biệt. Tùy vào điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình sẽ sắm cho bàn thờ  những vật phẩm phù hợp, về cơ bản thì một bàn thờ đầy đủ sẽ có những vật phẩm sau.

Bát hương: Vật phẩm được xem là nơi giáng ngự của ông bà, tổ tiên, là nơi để con cháu dâng lên những nén hương thành kính và nói lên những mong ước. Tùy thuộc vào mục đích thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1 hoặc 3 bát hương.

Đỉnh thờ: Lư đỉnh đồng là vật thờ cúng dùng để đốt trầm hương, mùi thơm được tạo ra giúp thanh lọc không khí, hóa giải hung khí, tạo sự linh thiêng cho không gian thờ cúng. Lư hương là vật không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết bởi vì đây là vật thể hiện sự linh thiêng và trang trọng cho không gian khi thực hiện nghi lễ thờ cúng

Đôi chân nến: Vật phẩm được đặt ở hai bên phía sau ban thờ. Không chỉ có tác dụng giúp không gian thờ phụng thêm phần trang nghiêm, ấm cúng mà còn là sợi dây kết nối cõi âm - dương.

Đôi hạc đồng: Đôi hạc đứng trên lưng rùa chầu hai bên đỉnh thờ là biểu tượng của âm - dương, nhật - nguyệt. Bên cạnh đó, một số gia đình còn sử dụng đôi hạc kích thước lớn để đặt ở cạnh bàn thờ.

Bát hương là vật phẩm không thể thiếu, được đặt ở  vị trí quan trọng trên bàn thờ gia tiên

Đôi đèn thờ: Đèn thờ bằng đồng được thiết kế cắm điện với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau.

Đôi ống hương: Vật phẩm được đặt ở hai bên phía trước ban thờ. Gia chỉ cũng có thể sử dụng một chiếc nếu bàn thờ nhỏ.

Đôi lọ hoa: Dùng để cắm hoa tươi (hoa sen hoặc hoa cúc) giúp mang lại sự tươi mới cho không gian thờ cúng. Một số gia đình sử dụng đôi lọ hoa kích thước lớn để đặt ở bên dưới phía trước bàn thờ.

Mâm bồng: Dùng để bày biện hoa quả, lễ, bánh kẹo. Vật phẩm được đặt ở trước bát hương và phía trước bàn thờ.

Nậm rượu: Sử dụng để đựng rượu vào những dịp đặc biệt, thường được đặt bên phải, cạnh mâm bồng.  Ngai chén thờ: Dùng để đựng nước hoặc rượu, tượng trưng cho hành Thủy, sự vững chắc, bền lâu.

Bộ đài thờ: Bao gồm 3 cái dùng để đựng nước, gạo, muối khi thờ cúng. Đây là vật đại biểu cho sự hòa thuận, sung túc của anh em trong gia đình

Ngoài ra, đối với phòng thờ có diện tích rộng, gia chủ có thể sắm thêm một số vật phẩm thờ khác như: hoành phi, cuốn thư câu đối, bộ đại tự, liễn thờ, cửa võng, ngai, khám thờ, bài vị (đối với nhà thờ Tổ), đôi chóe thờ, đôi lộc bình, hạc thờ đặt dưới đất, tranh treo phòng thờ.

Xem ngay

+100 mẫu đỉnh thờ đẹp nhất cho phòng thờ

+100 mẫu bát hương cao cấp và giá rẻ

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp, đúng chuẩn tâm linh

Việc trang trí và bày biện bàn thờ sao cho hài hòa đẹp mắt thể hiện được sự kính trọng của gia chủ. Một bàn thờ ngày Tết đẹp được bày biện như sau: 

Về đồ vật thờ cúng

Ở chính giữa ban thờ là vị trí của lư đỉnh đồng dùng để đốt trầm hương. Đôi hạc đồng và đôi chân nến được đặt đối xứng qua đỉnh đồng.

Phía trên lư đồng là bát hương với vị trí uy nghiêm, tọa lạc. Ở hai bên phía trên lư nhang để 2 chiếc đèn dầu – biểu tượng của mặt trăng và mặt trời, thể hiện sự hài hòa giữa vạn vật trên trái đất.

Lọ hoa cắm bên trái, nên cắm hoa tươi như: hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, … không cắm hoa khô, hoa nhựa hay hoa héo sẽ khiến thần linh phật lòng.

Về lễ vật thờ cúng

Bên cạnh đó, các lễ vật đồ thờ như Quần áo giấy, giấy tiền vàng mã, ly rượu, đĩa hoa quả lớn, bình rượu đặt vào 2 bên sao cho thuận mắt là được. Sau chuẩn bị sắp xếp ban thờ xong, khi bạn thắp hương hãy đốt cùng nến, dầu để mọi nguyện cầu theo khói hương chuyển đến ông bà, tổ tiên. 

Việc trang trí và bày biện bàn thờ sao cho hài hòa đẹp mắt thể hiện được sự kính trọng của gia chủ

Mâm cơm cúng

Bên cạnh các lễ vật thờ cúng thì mâm cơm cúng ngày Tết là một điều quan trọng không thể thiếu.

Mâm cơm cúng là yếu tố bộc lộ rõ nét nhất sự hiếu thảo, lòng biết ơn của con cháu với gia tiên. Tuy không cần cầu kỳ, sang trọng nhưng phải đầy đủ và thể hiện lòng thành kính, thành tâm của mình.

+  Mâm cỗ của người miền Bắc: sẽ có cơm trắng, giò lụa, xôi, gà luộc, rau xào, canh măng và nem rán.

+ Mâm cỗ người miền Trung: sẽ có gà luộc, xôi, thịt lợn khi, rau xào, cá thu kho và canh xương.

+ Mâm cỗ của người dân vùng Nam Bộ : sẽ có thịt lợn luộc, thịt kho tàu, canh măng hầm và một món xào.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả chắc chắn không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, điều kiện của mỗi gia đình mà mâm ngũ quả có sự thay đổi về loại quả khác nhau. Nhìn chung, mâm ngũ quả đều phải được bài trí đầy đặn, bắt mắt, mang ý nghĩa tốt lành.

+ Mâm ngũ quả miền Bắc chuẩn thường thì sẽ có đủ 5 loại quả:  Chuối, bưởi, hồng, quất, đào tượng trưng cho phước lành, may mắn, những điều thuận lợi trong cuộc sống và công việc

+ Mâm ngũ quả ngày tết ở Miền Nam cũng những loại quả đặc trưng như: dừa, đu đủ, xoài, sung được sắp xếp và bài trí với hi vọng gia đình sẽ phát triển hơn, sức khỏe, tiền bạc được thịnh vượng chẳng lo ăn mặc.

Việc dọn dẹp và trang trí bàn thờ ngày tết cần phải hoàn tất trước 30 tết. Bởi theo quan niệm dân gian thì sau giao thừa ông bà tổ tiên đã bắt đầu về ăn Tết cùng gia đình. Bắt đầu từ ngày này gia chủ sẽ thắp đèn sáng liên tục trong 4 ngày tết, thể hiện sự chăm lo ân cần của con cháu.

Mỗi một vùng miền sẽ có cách trang trí bàn thờ ngày Tết khác nhau

Tham khảo thêm cách bài trí ban thờ củu huyền thất tổ đúng chuẩn tâm linh

Những lưu ý trong việc trang trí bàn thờ tránh phạm kỵ

Những lỗi phạm kỵ, tối kỵ trong thờ cúng sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị tâm linh đồng thời ảnh hưởng đến tài lộc, vượng khí của gia đình. Chính vì vậy, nhiều gia chủ rất quan tâm đến việc trang trí bàn thờ sao cho đúng chuẩn tâm linh và phong thủy. Gia chủ lưu ý tránh phạm phải các lỗi sau:

  • Các vật dụng dùng để thờ cúng cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Đảm bảo thuận tiện cho việc thờ cúng, tránh gây ra đổ vỡ.
  • Bát hương luôn cần đặt chính giữa bàn thờ, kiêng kỵ xê dịch.
  • Cần chú ý mua và bày đồ cúng lễ sao cho đầy đủ và tươm tất nhất có thể.
  • Thường xuyên lau dọn bàn thờ sạch sẽ trước và sau khi cúng bái. Chú ý khăn lau bàn thờ cần phải dùng riêng, vệ sinh thật sạch.
  • Gia chủ nên lựa chọn các lễ vật thờ cúng thanh sạch như hoa tươi, hoa quả tươi để dâng lễ.

Gia chủ chú ý khăn lau bàn thờ cần phải dùng riêng, vệ sinh thật sạch

Trên đây là những chia sẻ vô cùng hữu ích của chúng tôi về cách trang trí bàn thờ ngày Tết đúng chuẩn phong thủy , tâm linh. Để góp phần cho không gian thờ cúng thêm trang nghiêm gia chủ có thể tham khảo thêm các vật phẩm thờ cúng tại Đúc Đồng Bảo Long.

Bảo Long – địa chỉ bán đồ thờ bằng đồng uy tín và chất lượng

Đúc đồng Bảo Long tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đồ thờ bằng đồng có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Bảo Long chúng tôi quy tụ hơn 20 nghệ nhân hàng đầu đến từ làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo người nghệ nhân Bảo Long đã cho ra đời những sản phẩm có kiểu dáng đẹp với thiết kế hoa văn tinh xảo, sắc nét. Với 3 cơ sở Tp Hồ Chí Minnh, TP Hà Nội, Nam Định và rất nhiều cơ sở vệ tinh khác.

Qúy khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc hoặc liên hệ Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.