Thờ cúng gia tiên là nét đẹp truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, bàn thờ hay phòng thờ là không gian không thể thiếu ở mỗi gia đình. Tại đây, con cháu sẽ "dâng hương, dâng hoa" vào các dịp đặc biệt để tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên. Vậy các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt như thế nào? Thờ cúng gia tiên gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây. 

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Thờ cúng gia tiên là nét đẹp truyền đời của người Việt

Đôi nét về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính đối với cội nguồn

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

”Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể bạn quan tâm: Cốt bát hương cốt thất bảo là gì?

Các nghi thức thờ cúng tổ tiên chính, quan trọng nhất

Khi thực hành nghi thức thờ cúng, có một số nguyên tác gia chủ cần tuân theo. Dù không phải quy định chính thức, nhưng quan niệm về tâm linh của con người hướng người ta đi theo một chuẩn mực chung.

Ví dụ nguyên tắc "Đông bình tây quả”, tức là bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở bên trái, rượu và nước. Hay "Nam tả nữ hữu" để chỉ việc sắp xếp di ảnh, bát hương,... theo dúng quy luật.

Các nghi thức bắt buộc trong thờ cúng tổ tiên được quy định như sau:

- Cúng:

Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1... gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này không chỉ để gợi nhớ lại, tỏ lòng thành tới tổ tiên, ông bà, mà còn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh hồn người thân che chở người còn sống.

thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên

Nghi thức thờ cúng tổ tiên là điều bắt buộc với các gia đình

- Khấn:

Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Tất cả mong cầu của con người sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ gì nói lấy, bày tỏ đủ lòng thành kính.

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Khấn vái lạy là những nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt vô cùng ý nghĩa

- Vái:

Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

Khi thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên, chúng ta cần tuân thủ theo các quy tắc.

- Lạy:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.

  • Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Hoặc khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em,... nên lạy 2 lạy.
  • Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái: Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không nhơ bẩn. 
  • Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. 
  • Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa, người ta lạy Vua 5 lạy. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy.

Bàn thờ gia tiên gồm có những gì?

Mỗi vật phẩm trên ban thờ gia tiên đều mang ý nghĩa riêng biệt. Với cách bài trí, sắp xếp khác nhau tùy theo văn hóa thờ cúng của từng vùng miền, địa phương. 

- Đỉnh thờ (người miền Nam gọi là lư hương): Vật phẩm được đặt ở chính giữa ban thờ và dùng để đốt trầm hương. Trên nắp đỉnh là hình ảnh chú nghê - biểu tượng của Tứ linh đứng uy nghiêm. Trong phong thủy, linh vật này có tác dụng: hóa giải hung khí, tăng cường vượng khí cho gia chủ.

- Đôi chân nến: Vật phẩm được đặt ở hai bên phía sau ban thờ. Không chỉ có tác dụng giúp không gian thờ phụng thêm phần trang nghiêm, ấm cúng mà còn là sợi dây kết nối cõi âm - dương.

- Đôi hạc đồng: Đôi hạc đứng trên lưng rùa chầu hai bên đỉnh thờ là biểu tượng của âm - dương, nhật - nguyệt. Bên cạnh đó, một số gia đình còn sử dụng đôi hạc kích thước lớn để đặt ở cạnh bàn thờ.

- Đôi đèn thờ: Đèn thờ bằng đồng được thiết kế cắm điện với nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau.

- Bát hương: Đặt ở chính giữa ban thờ (trước lư/đỉnh thờ). Vật phẩm được xem là nơi giáng ngự của ông bà, tổ tiên, là nơi để con cháu dâng lên những nén hương thành kính và nói lên những mong ước. Tùy thuộc vào mục đích thờ cúng của mỗi gia đình sẽ sử dụng 1 hoặc 3 bát hương.

- Đôi ống hương: Vật phẩm được đặt ở hai bên phía trước ban thờ. Gia chỉ cũng có thể sử dụng một chiếc nếu bàn thờ nhỏ.

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Bàn thờ gia tiên gồm nhiều vật phẩm thờ cúng khác nhau

- Đôi lọ hoa: Dùng để cắm hoa tươi (hoa sen hoặc hoa cúc) giúp mang lại sự tươi mới cho không gian thờ cúng. Một số gia đình sử dụng đôi lọ hoa kích thước lớn để đặt ở bên dưới phía trước bàn thờ.

- Mâm bồng: Dùng để bày biện hoa quả, lễ, bánh kẹo. Vật phẩm được đặt ở trước bát hương và phía trước bàn thờ.

- Nậm rượu: Sử dụng để đựng rượu vào những dịp đặc biệt, thường được đặt bên phải, cạnh mâm bồng. 

- Ngai chén thờ: Dùng để đựng nước hoặc rượu, tượng trưng cho hành Thủy, sự vững chắc, bền lâu.

- Bộ đài thờ: Bao gồm 3 cái dùng để đựng nước, gạo, muối khi thờ cúng.

Ngoài ra, đối với phòng thờ có diện tích rộng, gia chủ có thể sắm thêm một số vật phẩm thờ khác như: hoành phi, cuốn thư câu đối, bộ đại tự, liễn thờ, cửa võng, ngai, khám thờ, bài vị (đối với nhà thờ Tổ), đôi chóe thờ, đôi lộc bình, hạc thờ đặt dưới đất, tranh treo phòng thờ. 

Xem thêm: 
>> Tư vấn chọn đồ thờ cho bàn thờ chung cư
>> Tư vấn chọn đồ thờ cho bàn thờ 1m27
>> Tư vấn chọn đồ thờ cho bàn thờ 1m55
>> Tư vấn chọn đồ thờ cho bàn thờ 1m76
>> Tư vấn chọn đồ thờ cho bàn thờ 1m97
>> Tư vấn chọn đồ thờ bàn thờ 2m trở lên

Nguyên tắc sắp xếp bộ đồ thờ đầy đủ trên bàn thờ gia tiên

Tùy theo không gian, cách thức thờ cúng và chi phí mua sắm thực tế của mỗi gia đình mà có sự điều chỉnh sao cho hợp lý. Cách bài trí Đồ thờ cúng mỗi nhà mỗi khác. Tuy nhiên, một số nguyên tắc nhất định vẫn được các gia đình giữ gìn như: Đồng bình tây quả; Nam tả nữ hữu;...

  • Đỉnh thờ: Đỉnh thờ đặt phía trước sát ngai khám thờ, ở chính giữa bàn thờ. Trong trường hợp không có ngai khám thờ thì đỉnh thờ được đặt ở chính giữa và sát trong cùng bàn thờ.
  • Đôi hạc thờ: Đôi hạc thờ được đặt đối xứng ở 2 bên của đỉnh thờ. Mỏ hạc quay chầu vào đỉnh thờ.
  • Đôi chân nến: Đôi chân nến đặt kế 2 bên tiếp theo hạc thờ. Hướng đặt chếch chữ V, khoảng cách giữa các đồ thờ khoảng 5-10cm
  • Đôi đèn thờ: Đôi đèn thờ đặt ở 2 bên ngoài cùng của bàn thờ. Thường đặt giáp tường và kế 2 bên của đôi chân nến thờ.
  • Đôi lọ hoa: Đôi lọ hoa bằng đồng cũng được đặt ở 2 bên dìa của bàn thờ. Vị trí được đặt ngay phía trước đôi đèn điện.
  • Ống hương: Đôi ống hương đặt ở 2 bên ngoài cùng bàn thờ, nên đặt ở sát mép ngoài để tiện việc lấy hương.

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Đỉnh thờ thường đặt tại vị trí trung tâm ban thờ

  • Bát hương: Tùy theo cách thờ cúng mà có thể đặt 1 bát hương hoặc 3 bát hương. Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ ngay phía trước đỉnh thờ.
  • Mâm bồng: Mâm bồng nếu thờ đặt 2 vật phật thì được đặt ở 2 bên cạnh bát hương. Hoặc nếu đặt 3 cái thì đặt ngay phía trước bát hương.
  • Ngai chén: Ngai chén được đặt chính giữa sát mép ngoài phía trước trên bàn thờ.
  • Bộ đài thờ: Bộ đài thờ đặt ở sát mép ngoài phía trước bàn thờ.
  • Đồ trang trí khu thờ: Các gia đình Việt thường sử dụng bộ Hoành phi câu đối/ Cuốn thư câu đối/ Đại tự/ Liễn thờ để tăng thẩm mĩ và tính trang trọng cho khu thờ. Với các phòng thờ lớn có thể sử dụng thêm Cửa võng, tranh thờ... 

Video cận cảnh sắp xếp Đồ thờ cúng

Đúc Đồng Bảo Long - Nơi bán đồ thờ cúng uy tín, chất lượng

Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị chuyên cung cấp đồ thờ cúng bằng đồng chất lượng nhất thị trường. Các sản phẩm của chúng tôi được thực hiện bởi bàn tay nghệ nhân làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Với hệ thống 3 xưởng sản xuất quy mô lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh nhỏ và đội ngũ nghệ nhân, thợ gia công có tay nghề cao, Bảo Long luôn đáp ứng những tiêu chí khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm. 

Showroom phân phối 3 miền

Quý vị có thể đến tham quan và mua sắm trực tiếp tại hệ thống cửa hàng của Đúc Đồng Bảo Long địa chỉ Hà Nội, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh. Đối với những khách hàng ở xa có thể tham khảo sản phẩm qua fanpage facebook, website, youtube và đặt mua online, chúng tôi hỗ trợ giao hàng khắp 64 tỉnh thành. 

Sản phẩm đa dạng mẫu mã

Chúng tôi có đầy đủ cả dòng sản phẩm đúc thủ công và đúc công nghệ chuẩn giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Trong đó, sản phẩm cao cấp, hàng mạ vàng được chế tác bởi nghệ nhân giỏi, đạt sự sắc nét hoàn hảo. Đối với sản phẩm phân khúc tầm trung, giá rẻ có chất lượng hoàn thiện tốt, sử dụng đồng chuẩn thanh khiết. Hơn 5.000 khách hàng đánh giá tốt khi sử dụng bộ đồ thờ của chúng tôi, không chỉ về kiểu dáng, mẫu mã đẹp mà còn là chất lượng, độ bền cao. 

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Chúng tôi nhận chế tác đồ thờ theo yêu cầu khách hàng

các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người việt

Bộ đồ thờ bằng đồng khảm ngũ sắc cao cấp giá tốt

Chất lượng hoàn thiện tốt 

Từ khâu kiểm định nguyên liệu đầu vào, chế tác cho đến hoàn thiện được kiểm tra kỹ lưỡng. Tại Bảo Long, sản phẩm được đúc bằng đồng thanh khiết, nói không với đồng tạp, đồng pha nhằm giảm chi phí sản xuất. Bề mặt sản phẩm được gia công nhẵn mịn, phủ bóng 2k trong suốt, vừa tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, vừa bảo vệ bề mặt đồng hạn chế tối đa quá trình oxy hóa. 

Chế độ bảo hành uy tín

✔️ BẢO HÀNH 10 NĂM đối với mọi sản phẩm cao cấp
✔️ BẢO HÀNH ÍT NHẤT 5 NĂM đối với các sản phẩm nằm trong phân khúc giá rẻ.
✔️ MUA 1 LẦN - BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với các loại sản phẩm mạ vàng 24K, dát vàng 9999.
✔️ LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nếu quý vị đang quan tâm đến các sản phẩm đồ thờ cúng gia tiên, hãy liên hệ trực tiếp Hotline: 0968.966.268 để được hỗ trợ nhanh nhất.