Thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành một tập tục truyền thống và có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân đất Việt. Dân gian ta thường có câu: “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", do đó thờ cúng tổ tiên đem đến những điều tốt lành cho gia đình. Và một trong số những vật phẩm thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đó chính là những tấm bài vị. Vậy bạn đã nắm được các quy tắc cơ bản trong cách bài trí long vị trên bàn thờ chưa? Cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé!

Long vị là vật phẩm thờ cúng mang ý nghĩa linh thiêng

Long vị là gì? Nguyên tắc cơ bản khi lập long vị thờ

Bên cạnh bát hương, lư đỉnh đồng, đôi hạc, mâm bồng,…  thì long vị cũng là một vật phẩm thường thấy trên bàn thờ gia tiên.

Long vị ( hay còn gọi là bài vị) thờ gia tiên dùng để tên những người đã khuất (tương tự như di ảnh).

Bài vị thường là một tấm thẻ làm bằng gỗ hoặc giấy, ở giữa ghi họ tên, chức tước, hai bên ghi ngày tháng năm sinh, tử của người được thờ hay còn được gọi là thần chủ. Những gia đình có điều kiện hơn thường đặt bài vị trong cỗ khám, hoặc cỗ ngai.

 Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng bài vị bằng đồng thay thế các sản phẩm làm từ gỗ, giấy thông dụng. Bởi bài vị làm từ đồng thường có kết cấu vĩnh cửu và độ bền vượt trội. Bên cạnh đó, long vị làm bằng đồng còn mang trên mình thiết kế tinh xảo, sắc nét cùng sắc màu bền, đẹp tôn lên sự trang nghiêm cho không gian thờ tự.

Bài vị để tên những người đã khuất như cách để tưởng nhớ và hoài niệm về họ

Nguyên tắc cơ bản khi lập long vị thờ

1.Lựa chọn kích thước bài vị:

Kích thước bài vị thường là: 

   + Trong lòng bài vị để viết chữ cần rộng từ 3-4cm

   + Khung chiều dài trong lòng dài từ 13-21cm

   + Chiều cao tổng thể: 61cm, 47cm, 69cm

   + Chiều ngang chân đế: 21cm, 23cm

Đây là kích thước phổ biến nhất. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt làm theo kích thước mình mong muốn.

2. Số chữ viết trên bài vị: Phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

3. Các nội dung phải có trong một bài vị: Viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái:  Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có). Nếu là bài vị mẹ hoặc bà thì ghi theo tước vị của cha, ông sau đó ghi họ của ông + nguyên phối ( hoặc thứ thất, kế thất…) phu nhơn.

Bài vị thờ bằng đồng được lưu giữ 5 đời ( ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

Khi lập bài vị thờ cúng tốt nhất gia chủ nên mời các sư thầy hoặc thầy cúng để lập bài vị theo ý muốn và giữ đúng những nguyên tắc, quy định trong tâm linh thờ phụng.

Long vị có những nguyên tắc rất riêng

Ý nghĩa của bài vị trên bàn thờ gia tiên

Bài vị cũng giống như linh hồn của người đã mất. Vì vậy, chúng ta lập bài vị trên bàn thờ gia tiên như cách để bày tỏ tấm lòng tôn kính cùng sự nhớ thương, hoài niệm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên hay những người đã khuất trong gia đình.

 Long vị - bài vị là một trong những đồ thờ cúng vô cùng linh thiêng trong mỗi gia đình, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Bài vị như vật phẩm lưu truyền từ đời này qua đời khác để nhắc nhở thế hệ sau luôn hướng về những người đi trước.

Long vị mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc

Cách bài trí long vị trên bàn thờ

Đối với mỗi gia đình thì bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Chính vì vậy, việc trang trí bày biện bàn thờ sao cho đẹp mắt, hài hòa phong thủy còn thể hiện sự kính trọng của gia chủ. Bên cạnh đó, việc bày bài vị đúng sai cũng ảnh hưởng đến vận khí của gia đình. Việc bày long vị đúng sẽ giúp mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang: "Bàn thờ gia tiên thường được thiết lập hai lớp. Lớp trong kê sát tường hậu là chiếc rương lớn, trên đó đầu tiên là bày bài vị".

Đối với các chủ nhà là trưởng Họ, trưởng Chi thì thần chủ của họ và của chi không bao giờ thay đổi. Còn thần chủ của gia từ có sự thay đổi theo phong tục "ngũ đại mai thần chủ". Tức là trên bàn thờ bao giờ cũng chỉ có 4 bài vị ghi 4 thần chủ theo thứ bậc là cao, tằng, tổ, khảo tức kị, cụ, ông, cha. Cứ đến đời sau thì ông tứ đại thành ông ngũ đại nên đốt thần chủ ông ngũ đại đi rồi nhắc lần lượt lên. Ngày nay, nhiều gia đình thường thay bài vị bằng di ảnh thờ hoặc tượng chân dung.

Bày trí long vị đúng cách giúp vượng khí hoan nghênh

Đến Bảo Long để mua long vị thờ bằng đồng có chất lượng cao

  • Bảo Long – Là cơ sở đúc đồng uy tín và chất lượng khi sở hữu nhiều sản phẩm đồ thờ bằng đồng độc quyền với thiết kế hoa văn tinh xảo sắc nét.
  • Sản phẩm của chúng tôi có mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý .
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và thân thiện .
  • Chế độ bảo hành, giải quyết vấn đề nhanh gọn, rõ ràng.
  • Hãy đến và trải nghiệm sự khác biệt chỉ có tại Đúc Đồng Bảo Long

Hướng dẫn đặt mua các mẫu long vị bằng đồng tại Bảo Long

Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)

Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá

Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng

Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.

Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)

Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.

Chế độ bảo hành uy tín

✔️ BẢO HÀNH 10 NĂM đối với mọi sản phẩm cao cấp
✔️ BẢO HÀNH ÍT NHẤT 5 NĂM đối với các sản phẩm nằm trong phân khúc giá rẻ.
✔️ MUA 1 LẦN - BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với các loại sản phẩm mạ vàng 24K, dát vàng 9999.
✔️ LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng