Pho tục thờ cúng tổ tiên đã có từ lâu đời và được truyền lại qua nhiều thế hệ nay. Mỗi gia đình đều có ban thờ riêng để thờ gia tiên, thờ các quan. Trong các nghi thức thờ cúng quan trọng, lễ Bao sái hay lễ dọn dẹp ban thờ là phần rất quan trọng. Việc này không chỉ trang hoàn sạch sẽ khu thờ cúng, mà còn thể hiện lòng thành, hiếu tâm của con cháu. Cách lau dọn bàn thờ gia tiên đúng chuẩn là gì? Cần lưu ý gì khi tiến hành lau dọn? Tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây cùng Bảo Long nhé.

Vì sao cần lau dọn bàn thờ gia tiên?

“Phong tục thờ cúng gia tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ"

Hầu như mỗi gia đình đều có ban thờ riêng. Ban thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc lau dọn ban thờ hay còn gọi là lễ Bao sái cần phải được tiến hành thường xuyên. Hành động trên là để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa, tri ân đối với người đã mất. Bất cứ khi nào thấy ban thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh thì cần phải tiến hành lau dọn ngay. Hoặc việc lau dọn có thể theo định kỳ các tháng, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp cuối năm. 

cách lau dọn bàn thờ gia tiên

Lau dọn bàn thờ gia tiên là nghi thức quan trọng trong thờ cúng

=>> Cách sắp xếp Đồ thờ cúng hợp phong thủy chuẩn nhất

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ gia tiên cần nắm rõ

Ban thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà kết nối con cháu với ông bà tổ tiên. Bày trí, dọn dẹp ban thờ tùy thuộc mỗi gia chủ nhưng vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Gia chủ cần lưu ý khi dọn đẹp ban thờ nhằm tránh tai họa, xui xẻo:

Thời gian lau dọn ban thờ gia tiên

Với những ngày thường, người nhà có thể làm sạch bàn thờ bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc vào những ngày đặc biệt như giỗ ta lau dọn trước một ngày. Nhưng dịp Tết đến, các gia đình thực hiện việc này chu toàn hơn và người ta thường gọi đó là lễ bao sái. Có hai thời điểm bao sái là ngày đưa ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về. Và tuyệt đối phải dọn dẹp trước đêm Giao thừa. 

Theo phong tục Việt, đầu năm mới người ta rất ngại việc quét dọn sợ rằng sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần thực hiện trước đêm giao thừa.

Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên cho phép bao sái. Đồng thời gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn thờ, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.

cách lau dọn bàn thờ gia tiên

Trước khi lau dọn bàn thờ cần thắp hương thông báo gia tiên để tránh phạm đại kị

Vật dụng lau dọn bàn thờ gia tiên

Vì là khu vực linh thiêng, trang trọng nên ngay cả vật dụng lau dọn bàn thờ cũng hết sức kỹ lưỡng. Những vật dụng như khăn, chổi đều phải là vật dụng riêng chỉ dùng trên bàn thờ. Nước để lau dọn bàn thờ cũng phải là nước sạch, có khi người ta thay thế bằng nước ấm hoặc rượu trắng.

Xử lý tro cốt bát hương

Trong quá trình dọn Bát hương bạn không nên đổ liền một mạch mà chỉ sử dụng muỗng để múc ra từ từ. Sau đó đổ liền tro mới vào như vậy mang ý nghĩa "ra nhỏ vào lớn" tốt cho đường tiền tài của gia chủ. Tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.

Tránh làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ

Những đồ vật linh thiêng, thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Việt thế nên cần cực kỳ cẩn thận không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ. Đặc biệt đối với Bát hương, người ta tin rằng Bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, Thần Thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình. Trong quá trình lau dọn không nên xê dịch Bát hương quá nhiều.

=>> Cốt Bát hương, Cốt Thất Bảo là gì?

Cách lau dọn bàn thờ gia tiên đúng chuẩn

1. Chuẩn bị trước khi tiến hành

Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, người dọn dẹp ban thờ phải tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục gọn gàng. Nên mở các cửa trong nhà cho thông thoáng khí, đón ánh sáng. Tiếp đó là chuẩn bị đồ cúng theo đủ năm phần:

  • Nến – tượng trưng cho Hỏa – sự ấm cúng trong nhà
  • Hương – tấu lời bái bạch
  • Hoa – sắc hoa giăng bủa, tươi mát gia cư
  • Quả – đĩa ngũ quả dâng lên bề trên
  • Thực – đồ cúng cho bề trên hưởng dụng, theo đúng quan niệm trước cúng  sau ăn. Ăn gì thì cúng nấy, cơ bản là xôi gấc, gà, bánh kẹo , đồ chay,…

Dâng mâm lễ lên ban ga tiên và thắp hương xin được dọn dẹp ban thờ. Sau khi hết hương, hạ mâm lễ xuống thì chuẩn bị đồ lau dọn. Nếu có thể thì gia chủ nên tránh hoặc di chuyển Bát hương xuống. Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng. Sắp sẵn rượu trắng và một củ gừng để vỏ rửa sạch giã nát + khăn sạch, chậu nước sạch để thay rửa. 

Mâm lễ dâng lên gia tiên xin dọn dẹp cần 5 phần

2. Tiến hành dọn dẹp bàn thờ gia tiên

Khi tiến hành, không nên lau đồ trực tiếp trên bàn thờ. Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ cúng đã hạ xuống. Sau đó dùng 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân. Không vứt Đồ thờ cúng lăn lóc mà để ngay ngắn, trang nghiêm. Lau dọn ban thờ, chú ý lau dọn từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Khi lau các tượng thờ nên dùng khăn mềm để tránh tượng bị xước hoặc bay màu sơn, có thể dùng loại máy thổi hơi để thổi sạch các hạt bụi trong ngóc ngách. 

Sau khi vệ sinh sạch sễ các vật thờ, tiếp đó là Bao sái rút tỉa chân hương. Rửa hai tay sạch bằng rượu gừng trước khi bao sái. Dùng một tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ. Sau khi lau dọn, bạn phải dùng cả hai tay rút tỉa từng chân hương một cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9.  Cuối cùng bạn lấy khăn khô lau và thu dọn hất toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống.

Lấy một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại thêm lần nữa. Đặt lại Đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Khi dọn dẹp bàn thờ cần tỉa chân nhang và bốc Bát hương mới

3. Tỉa chân nhang và bốc Bát hương mới

Quy trình bốc lại Bát hương theo hướng dẫn của chuyên gia phong thủy:

  1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.
  2. Chuẩn bị cốt (tro đốt bằng rơm nếp) và một trong các Thất Bảo của nhà Phật (đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh... vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).
  3. Không nên cho giấy trang kim, hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù... của Đạo gia, Mật tông... vào Bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.
  4. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc Bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.
  5. Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số "sinh".
  6. Không dốc, đổ cho đầy Bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc Bát hương nào thì tkhấn là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)".
  7. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ bỏ ra.
  8. Bốc xong đặt Bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, Bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, Bát hương gia tiên bên tay phải.
  9. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

cách lau dọn bàn thờ gia tiên

Chân nhang và cốt trong bát hương cũ gia chủ nên hóa tro thả xuống sông

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi của Đúc Đồng Bảo Long sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về quy trình lau dọn bàn thờ gia tiên. Nếu quý vị đang có nhu cầu mua đồ thờ bằng đồng, hãy tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. 

Đúc Đồng Bảo Long tự hào là đơn vị kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống của nghệ thuật đúc đồng của làng nghề Ý Yên, Nam Định. Chúng tôi đem đến tay khách hàng những sản phẩm đồ thờ bằng đồng đạt chuẩn, đảm bảo kỹ thuật hoàn thiện tốt, mẫu mã đẹp, độ bền cao. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác bởi nghệ nhân giỏi làng nghề, nổi bật bởi thiết kế tinh xảo, nét chạm khắc hoa mềm mại, uyển chuyển, mang đến vẻ đẹp đẳng cấp cho mọi không gian thờ.

Bên cạnh bộ đồ thờ cao cấp cho ban thờ, chúng tôi còn nhận đúc tượng chân dung ông bà, cha mẹ, tượng Phật, hay chế tác tranh đồng trang trí phòng thờ, phòng khách, vật phẩm phong thủy, đúc trống đồng... 

Các sản phẩm của Đúc Đồng Bảo Long sử dụng nguyên liệu đồng thanh khiết, nói không với đồng tạp kém chất lượng. Hơn thế, chúng tôi còn nhận chế tác đồ thờ bằng đồng nói chung hay các sản phẩm hạc thờ bằng đồng nói riêng THEO YÊU CẦU của khách hàng. 

Bảo Long chuyên cung cấp Đồ thờ cúng chất lượng, uy tín

Ngoài ra, quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống showroom của chúng tôi tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Nam Định để tham quan và mua sắm sản phẩm. Đối với khách hàng đặt mua online, Đúc Đồng Bảo Long hỗ trợ giao hàng khắp 64 tỉnh thành. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn tốt nhất. 

Chế độ bảo hành uy tín:

✔️ BẢO HÀNH 10 NĂM đối với mọi sản phẩm cao cấp
✔️ BẢO HÀNH ÍT NHẤT 5 NĂM đối với các sản phẩm nằm trong phân khúc giá rẻ.
✔️ MUA 1 LẦN - BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với các loại sản phẩm dát vàng 9999, khảm tam khí, khảm ngũ sắc.
✔️ LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng.


Quý khách tham khảo thêm:

>>> Xem thêm: +101 Mẫu bát hương bát nhang bằng đồng cực đẹp