Trong phong tục thờ cúng tâm linh của người Việt, những vật phẩm trên ban thờ như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, ngai chén, đèn thờ... mang ý nghĩa cao quý và cần hạn chế tối đa sự dịch chuyển bởi đây là điều cấm kỵ. Trong vô vàn câu hỏi thì Cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ như thế nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Hãy cần thực hiện nghi lễ gì không? Cần lưu ý điều gì? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây để có được lựa chọn tốt nhất. 

Ý nghĩa bàn thờ, bát hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Theo quan điểm của Phật giáo thì bàn thờ được xem như là phương tiện để các phật tử có thể tu hướng tu tập. Theo quan điểm của phật giáo thì không có chuyện tổ tiên, thần thánh lại ngự trị trong bát hương, bàn thờ mà mọi chuyện tốt hay xấu là do nhân quả, phụ thuộc vào cái tâm của con người. Tuy nhiên đối với ông bà ta từ trước đến nay thì bàn thờ được xem là một nơi thiêng liêng và quan trọng.

Bàn thờ chính là nơi thờ cúng thần linh, tổ tiên và những người đã mất. Việc thắp hương trên bàn thờ được xem như là phương tiện để tỏ lòng biết ơn đối với thần linh, tổ tiên, người đã mất. Mong muốn phù hộ để gia đình luôn được ấm no, hạnh phúc và công việc thuận lợi, suôn sẻ. Bàn thờ và bát hương là những thức rất quan trọng không thể nào thiếu được trong gia đình của mỗi người.

Ông bà ta luôn quan niệm rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cho nên những lễ nghi, tục lệ liên quan đến bàn thờ trong gia đình đều được coi trọng và giữ nguyên. Không chỉ có nhiều thắc mắc như vị trí đặt 3 bát hương trên bàn thờ, bàn thờ không nên đặt hoa gì,… thì vẫn có nhiều thắc mắc xoay quanh việc phải làm như thế nào đối với bàn thờ cũ, có thể đốt, bỏ chúng hay là tái sử dụng tiếp tục?

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp truyền đời của người Việt

Cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ như thế nào? Đốt, bỏ hay sử dụng

Có nhiều gia đình sau khi chuyển nhà hoặc dọn dẹp bàn thờ và thấy nó đã quá cũ thì mang bàn thờ cũ ra đốt, bỏ, vứt xuống sông,… Đây là một việc làm không được đồng thuận vì chưa nói đến việc nó thể hiện sự bất kính với ông bà tổ tiên mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đề vệ sinh một trường.

Bàn thờ là nơi linh thiêng và nếu như bạn chuyển sang nhà mới hoặc dọn dẹp bàn thờ thì cần phải có cách xử lý sao cho đúng, không nên phạm đến thần linh, tổ tiên khiến họ cảm thấy tức giận mà gia đình của bạn cũng sẽ có nhiều biến cố hơn. Bàn thờ, bát hương là nơi linh thiêng cho nên phải có cách xử trí khác hợp lý.

  • Nếu như bạn có dự định sẽ chuyển sang nhà mới, nơi có không gian thoáng mát hơn và bàn thờ cũ đã không còn hợp với không gian nhà mới nữa, bàn thờ cũ làm bằng gỗ sẽ bị xuống cấp, mối ăn, cũ màu thì việc cần phải làm là thay bàn thờ mới giúp cho căn nhà trở nên đẹp và đồng bộ hơn là điều khá cần thiết. Đây cũng được xem như là cái tâm của chủ nhà đối với thần linh, tổ tiên.
  • Người xưa thường xử lí bàn thờ cũ, bát hương cũ bằng cách vứt chúng xuống sông hoặc vứt tại các cây cổ thụ, gởi lên chùa. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc vứt bàn thờ xuống sông, vứt tại các cây cổ thụ thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, làm mất mỹ quan môi trường hoặc phương pháp mang bàn thờ cũ gởi lên chùa cũng khá mất mỹ quan. Đồng thời nếu ai cũng sử dụng phương thức đó thì nhà chùa sẽ không còn chỗ chứa nữa.
  • Việc đầu tiên trước khi bỏ bàn thờ cũ thì chủ nhà cần phải xin phép thần linh, tổ tiên và những người đã mất trước. Nghi lễ này có thể thực hiện cùng với việc chuyển bát hương sang nhà mới. Chủ nhà nên khấn bái và xin phép tổ tiên, thần linh, nêu rõ lý do vì sao cần phải chuyển/ thay bàn thờ cũ. Đây được xem là nghi lễ quan trọng trước khi chủ nhà muốn làm một việc gì đó ảnh hưởng đến bàn thờ trong gia đình.

Chúng ta không nên vứt bát hương, bàn thờ cũ xuống sông hoặc gốc cây gây ô nhiễm môi trường

+ Cách xử lý bàn thờ cũ: 

Ông bà ta ngày xưa có câu “mọi thứ sinh ra từ cát bụi thì sẽ trở về với cát bụi”. Thì trong ngũ hành mộc, bàn thờ cũng được quan niệm như thế. Để chúng có thể trở về với ngũ hành thổ thì nên thực hiện phương pháp đốt bàn thờ thành tro, lúc này bàn thờ được về nơi ban đầu của nó.

- Đối với các nhà ở khu vực thành phố có diện tích khá nhỏ cho nên chủ nhà cần phải chẻ nhỏ bàn thờ ra thành nhiều mảnh và tiến hành đốt. Phương thức đốt bàn thờ cũ này khá dễ gây ra hỏa hoạn cho nên khi đốt tốt nhất là chủ nhà nên sử dụng lò đốt vàng mã. Ở dưới đáy nên kê thêm một tấm kim loại để khi đốt xong chúng ta có thể lấy được phần tro thu được sau khi đốt.

- Lượng tro sau khi đã thu được thì có thể sử dụng để rắc quanh vườn hoặc chôn xuống đất. Nhiều người ở các khu chung cư không có vườn, nơi chôn thì có thể sử dụng tro này để mang về nhà thờ tổ xin phép được rải xuống vườn hoặc ao. Đây là phương pháp đốt bàn thờ cũ dành cho những ai sử dụng bàn thờ gỗ.

+ Cách bỏ bát hương cũ:

Trong bàn thờ lúc nào cũng có bát hương - bát nhang, đây là vật quan trọng, mang ý nghĩa như sợi dây vô hình kết nối Âm Dương. Khi chuyển nhà hoặc dọn dẹp bàn thờ cũ thì bạn cũng cần phải quan tâm đến bát hương.

Cũng như bàn thờ, chúng ta vẫn tuân theo nguyên tắc “mọi thức sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi”, cho nên đối với những loại bát hương được làm bằng gốm, sứ muốn trở về tro bụi thì chỉ còn cách là đập nhỏ ra.

Sau khi đã đập nhỏ bát hương ra thì bạn đem mảnh bát hương ra vườn chôn hoặc cũng có thể mang về nhà thờ tổ để chôn. Tuyệt đối không đem những mảnh vỡ này vứt xuống ao hồ vì nó rất dễ gây ra thương tích cho những người làm việc ở cái ao, hồ đó.

Khi thay bát hương cũ thành bát hương mới thì chủ nhà cũng nên thành khẩn và báo cáo với thần linh, tổ tiên và những người đã mất để họ biết được mong muốn và dự định của bạn vì việc làm của bạn sẽ ảnh hưởng đến họ.

Gia chủ có thể đập nhỏ để chôn ở gốc cây hoặc đem lên chùa nhờ giúp đỡ

Tuy nhiên đây là những cách xử lý trong trường hợp bàn thờ bằng gỗ, bát hương bằng gốm sứ vậy nếu như đồ thờ cúng, bàn thờ là các sản phẩm bằng đồng thì phải xử lý như thế nào khi không thể đốt? Đối với những sản phẩm bằng kim loại thì nếu muốn trở về với đất thì chỉ có cách nung chảy sau đó trộn với đất cát để trở về thành quặng.

Tuy nhiên việc đốt chúng để trở thành quặng là điều bất khả thi và không phải ai cũng làm được cho nên chủ nhà có thể xử lý bằng cách công đức vào chùa để cho nhà chùa có thể sử dụng đúc làm chuông, đúc làm tượng. Nhiều người xử lý những đồ thờ cúng làm bằng kim loại trên bàn thờ bằng cách đem đi bán đồng nát, tuy nhiên đây là một việc làm hoàn toàn sai trái và phạm lỗi với bậc trên.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách đặt bát hương trên bàn thờ chuẩn nhất

Có nên sử dụng lại bàn thờ cũ?

Khi dọn dẹp bạn cảm thấy bàn thờ đã quá cũ, mối mọt ăn hoặc quá nhỉ không còn hợp với không gian nhà mới nữa thì có thể sử dụng các cách đốt, bỏ bàn thờ và bát hương đi.

Tuy nhiên, nếu như khi chuyển sang nhà mới mà bạn vẫn cảm thấy bàn thờ cũ vẫn còn mới, vẫn phù hợp với không gian nhà mới thì bạn có thể sử dụng lại bàn thờ cũ để tiếp tục thờ cúng.

Thông thường thì những tủ thờ được làm từ các loại gỗ quý sẽ luôn phù hợp với không gian của nhà mới. Gia chủ chỉ cần lau dọn vệ sinh sạch sẽ bàn thờ cũ và đặt đồ thờ lên, thực hiện các nghi thức cũng lễ khi về nhà mới là được. 

Mâm lễ cúng giải xá bát hương cũ

Mâm lễ vật cúng giải xá bát hương cũ gồm có:

  • Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu
  • Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)
  • 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối
  • Đồ mặn như gà luộc, xôi, giò chả, bánh chay... 
  • Một số bánh kẹo (bánh kẹo bóc ra)
  • 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao
  • 3 đến Đinh tiền lễ ( một đinh 10 lễ)

Gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ trước khi cúng

 Bài khấn thay bát hương mới bằng bát hương cũ

Dưới đây là bài khấn để thay bát hương gia chủ có thể tham khảo: 

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ......................... tháng .............................. Năm ............................

Tên con là .............................. (Tín chủ của ....................... địa chỉ ..........................)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu........., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu.......................................

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Có nên sử dụng đồ thờ cũ hay không?

Đối với gia đình chuẩn bị chuyển về nhà mới thì đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực tế, việc sử dụng đồ cũ hay mới không quá quan trọng, cái chính là ở sự thành tâm của mỗi người. Tuy nhiên, người Việt thường quan niệm, về nhà mới tức bắt đầu một cuộc sống mới nên mọi thứ cần sắm mới. 

Việc sắm thêm bộ đồ thờ mới cho ban thờ gia tiên thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với gia tiên tiền tổ. Hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm đồ thờ cúng được làm từ chất liệu đồng, gỗ, sứ, gia chủ nên lựa chọn vật phẩm hợp tuổi mệnh, không gian trưng bày, chất lượng tốt. 

Tốt hơn hết, gia chủ nên thay mới bộ đồ thờ, bàn thờ

>> Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp 100 Bộ đồ thờ đầy đủ cho ban thờ gia tiên 

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý bàn thờ, bát hương cũ như thế nào. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm bộ đồ thờ mới cho không gian thờ, hãy tam khảo các sản phẩm của Đúc Đồng Bảo Long. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Với hệ thống 3 phân xưởng sản xuất quy mô lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh nhỏ và đội ngũ nghệ nhân, thợ gia công có tay nghề cao, Bảo Long luôn đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. 

Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống showroom của chúng tôi tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Nam Định để tham quan và mua sắm sản phẩm. Đối với khách hàng đặt mua online, Đúc Đồng Bảo Long hỗ trợ giao hàng khắp 64 tỉnh thành. Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268.