Cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt lại trang hoàng lại nhà cửa để chào đón năm mới. Ai ai trong chúng ta đều mong ước về một khởi đầu trọn vẹn, mong cho chuyện cũ qua đi, năm mới gặp nhiều bình an, may mắn và tài lộc. Trong đó, một trong những công việc quan trọng và thiết yếu đó chính là lau dọn, sửa sang cho không gian thờ cúng tâm linh. Điều này thể hiện sự ngưỡng vọng đến gia tiên, đồng thời mang theo đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của bậc hậu thế. Vậy cách lau dọn bàn thờ ngày Tết như thế nào mới đúng? Cần lưu ý điều gì để tránh điều phạm kỵ? Tất cả những thắc đó sẽ được giải đáp chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Lau dọn bàn thờ gia tiên ngày Tết là việc làm ý nghĩa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn
Việc lau dọn bàn thờ thường cho gia chủ đại diện trong gia đình đứng lên thực hiện. Trước kế hoạch dọn dẹp bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉn chu.
Thông thường, việc lau dọn bàn thờ cũng cần theo dịp, không phải lúc nào cũng nên lau dọn bàn thờ. Đó là vào trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là để bày tỏ lòng thánh kính của gia chủ với thần linh, Tổ tiên.
Bạn thắp một nén hương và khấn xin các bậc bề trên tạm lánh sang một bên để tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết mà không mạo phạm các ngài. Bạn đợi hương tàn thì bắt đầu công việc dọn dẹp.
Trước tiên, bạn chuẩn bị một cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ. Sau đó, bạn hạ đồ thờ cúng như: bài vị, di ảnh, chân đèn, bình hoa, chén nước,… xuống bàn một cách ngay ngắn. Nếu là bàn thờ Phật, thì bạn phủ vải hoặc giấy vàng.
Đặc biệt, bạn nên tránh hoặc hạn chế di chuyển bát hương xuống bàn và cũng không nên lau đồ thờ tự trực tiếp trên bàn thờ.
Dùng khăn sạch tẩm rượu gừng và lau toàn bộ các đồ thờ tự trên bàn thờ. Để đánh bóng các đồ bằng đồng, bạn cũng dùng khăn sạch tẩm giấm ăn, tro bếp, muối hạt,… và chà mạnh trong vài phút.
Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch và lau khô lần lượt từng món, lau cách từ tốn và tuyệt đối không kẹp đồ thờ vào nách, chân.
Hãy từ tốn lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
Tay cần được rửa sạch sẽ bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch. Tay còn lại lấy khăn/chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Lau khô toàn bộ bát hương bằng khăn khô.
Sau khi lau dọn bát hương thì thực hiện tỉa chân hương để số lẻ. Thông thường, bát hương thần linh thì để 5 chân (ngũ hành tề tụ). Còn các bát hương còn lại thì để 3 (sinh tài). Các chân hương đã được rút tỉa để lên bàn được phủ bằng giấy đỏ. Còn hóa chân hương sẽ được gom lại thả trôi trên sông có dòng chảy.
Đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
+ Vật dụng lau dọn bàn thờ gia tiên
Vì là khu vực linh thiêng, trang trọng nên ngay cả vật dụng lau dọn bàn thờ cũng hết sức kỹ lưỡng. Những vật dụng như khăn, chổi đều phải là vật dụng riêng chỉ dùng trên bàn thờ. Vào dịp Tết gia đình Việt thường mua mới những vật dụng này để lau dọn bàn thờ gia tiên.
Nước để lau dọn bàn thờ cũng phải là nước sạch, có khi người ta thay thế bằng nước ấm hoặc rượu trắng.
+ Không đổ tro một lúc khi dọn bát hương
Trong quá trình dọn bát hương bạn không nên đổ liền một mạch mà chỉ sử dụng muỗng để múc ra từ từ. Sau đó bạn đổ liền tro mới vào như vậy mang ý nghĩa "ra nhỏ vào lớn" tốt cho đường tiền tài của gia chủ.
Tro hương và chân hương cũ nên đốt thành tro rồi rải xuống sông hồ thanh mát, tránh rải xuống những nơi ô uế.
+ Tránh làm đổ vỡ vật dụng bàn thờ
Những đồ vật linh thiêng, thờ cúng có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh người Việt thế nên bạn cần cực kỳ cẩn thận không làm đổ vỡ những vật dụng trên bàn thờ.
Đặc biệt đối với bát hương, người ta tin rằng bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho gia đình thế nên trong quá trình lau dọn không nên xê dịch bát hương quá nhiều.
Hi vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn nắm rõ cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách. Chúc bạn và gia đình một năm mới vạn sự an khang, vạn điều may mắn!
Gợi Ý 22+ Mẫu Đỉnh Thờ Lư Thờ Cho Phòng Thờ Cực Đẹp Năm 2024 (01/11/2023)
Có nên dùng bát hương bằng đồng không? Độ bền liệu có cao? (06/02/2023)
Xem ngay 5 mẫu chuông thờ gia tiên đẹp nhất! Giá tận xưởng! (14/12/2022)
Cách đặt bài vị trên bàn thờ đúng nhất - Hướng dẫn (01/10/2022)
Tư Vấn Cách Chọn Bó Hoa Sen Cho Phòng Thờ Phù Hợp (22/09/2022)
Tư vấn cách chọn chuông cho chùa chất lượng, đẹp nhất (17/09/2022)
Cách Chọn Mâm Bồng Cho Phòng Thờ Phù Hợp, Chất Lượng (07/09/2022)
Tư Vấn Chọn Khám Thờ Cho Nhà Thờ Họ Phù Hợp (04/08/2022)
Cách chọn đỉnh đồng cho nhà thờ họ chuẩn đẹp (22/07/2022)
Nghi thức thỉnh chuông bát thờ tại tư gia đúng chuẩn tâm linh (19/07/2022)