Các gia đình, cá nhân thường lập bàn thờ tại nơi kinh doanh, nhà riêng để thờ phụng Thần Tài – Ông Địa. Việc này được cho là giúp gia chủ nhận được sự may mắn trong cuộc sống, tài lộc dồi dào, tiền của được thu giữ, tránh thất thoát, thị phi liên quan tới tiền tài. Vậy lập ban thờ Thần Tài gồm những gì? Cách bài trí ban thờ Thần tài - Thổ Công như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé.
Hầu như mỗi hộ kinh doanh, gia đình đều thờ các vị Thổ Công, Thần Tài riêng
Thần Tài là vị Thần trông coi tài lộc, tiền tài của gia đình. Ngài không chỉ được thờ tại gia mà còn được thờ tại các cửa hàng kinh doanh.
Thổ Công là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Ngài cai quản đất cát nhà cửa mỗi gia đình. Các gia đình vào mỗi dịp cuối năm sẽ làm lễ tiễn Ông Công, Ông Táo về trời báo cáo nhiệm vụ. Việc thờ Thổ Công không chỉ thể hiện sự sùng bái các vị Thần mà còn là sự biết ơn đến Thần bảo hộ nhà cửa các thành viên gia đình được bình an. Người ta cũng thường cúng bái, bày tỏ mong cầu được Thổ Công che chở, ngăn chặn ma quỷ, tà ma xâm nhập vào nhà.
Người ta thường lập bàn thờ chung cho hai vị thần này với mong muốn sẽ được các vị phù hộ để buôn may bán đắt. Việc thờ cúng hai vị thần này được diễn ra suốt năm nhưng những ngày lễ tết thì việc cúng lễ sẽ được coi trọng hơn.
Những vật phẩm thờ cúng giúp cho cháu thể hiện làm biết ơn, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Nếu gia chủ đang muốn tìm, bày trí lại thờ thần tài thì bỏ túi ngay 9 vật phẩm nhất định phải có như sau:
1. Tượng Thổ Công, Thần Tài: Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần Tài Ông Địa để thờ. Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Bạn có thể bày trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Thông thường, trên bàn thờ thần tài thường đi kèm với tượng thờ thêm Ông Địa. Đây là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ với nhau.
2. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước: Trên bàn thờ cúng thần tài không thể thiếu những món đồ này vì nó mang lý do là vật tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, yên ấm trong gia đình. Người ta bài trí những vật này thường xuyên trên bàn thờ và cuối năm mới thay đi.
3. Bát hương - Bát nhang: Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 cố định bát nhang xuống bàn thờ. Theo phong thủy, khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.
4. Lọ hoa : Trên bàn thờ thần tài lúc nào cũng nên có lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải, trưng bày thêm đĩa trái cây bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào, không được dùng hoa giả, hoa bị héo.
5. Mâm bồng: Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1, rằm hàng tháng.
6. Ngai chén: Trên bàn thờ thần tài bạn nên bày cúng thêm 5 chén nước hình chữ thập vì chúng đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ thần tài đẹp hơn.
7. Ông Cóc - Thiềm Thừ: Thờ Thần tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (Từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.
8. Khám thờ Thần Tài - Thổ Địa: Khám thờ gỗ thần tài – thổ địa thường được chạm khắc tinh tế, khám thường có mái mui hoặc mái chảy xuống phía sau, mặt trước gồm nhiều “cửa võng” theo lối “trướng rủ màn che, những họa tiết hoa, lá, rồng cùng nhiều linh vật khác tăng thêm sự linh thiêng cũng như uy nghi, nghiêm trang nhất cho bàn thờ.
Sau khi đã chuẩn bị xong các vật phẩm, gia chủ cần nắm rõ cách bài trí, đặt để các vật phẩm, đồ thờ trên ban thờ Thần tài - Thổ Công để mang lại cát khí, sự linh ứng trong quá trình thờ phụng.
“Nhất Vị Nhị Hướng” là điều mà gia chủ cần quan tâm, lựa chọn vị trí đặt khám thờ tốt sẽ mang tới tài lộc và thờ cúng sẽ trở nên linh thiêng hơn. Vị trí đặt ban thờ Thần tài - Thổ Công theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc đặt tại các phương vị quý nhân, tài lộc. Lưu ý những quy tắc sau khi đặt ban thờ Thần tài nhé :
- Cách chọn vị trí của bàn thờ Thần tài:
Ngoài ra trên bàn thờ Thần tài sẽ được bố trí theo lối trong cao ngoài thấp. Bố trí các ông Thần tài - Thổ Công cao nhất trên ban và thấp dần với các vật phẩm bên ngoài. Ta cần làm các nghi thức nạp cốt trước khi tiến hành an vị các ông vào vị trí.
- Cách đặt tượng Thần Tài - Thổ Địa:
+ Thổ Địa bố trí bên tĩnh trên ban thờ là bên Hữu bạch hổ (bên phải của ban thờ - là bên trái khi nhìn vào ban thờ thần tài)
+ Ông Thần Tài bố trí bên động là bên Tả Thanh Long (bên trái của ban thờ - Là bên phải khi nhìn vào ban thờ thần tài)
- Sắp xếp các vật phẩm có trên bàn thờ Thần tài
Trên bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa hay bất kể bàn thờ nào khác đều phải có tối thiểu là bát hương, lọ hoa, ngai chén, mâm bồng các phụ kiện khác có thể có hoặc không tùy vào từng điều kiện của gia đình.
Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Công được ví như bộ phận lễ tân đón khách, vậy nên không thể đặt ban thờ trong nhà hay ở những không gian yên ắng, ít người qua lại. Cần đặt bàn thờ ngay cửa chính, phía sau có chỗ dựa chắc chắn và hướng quay ra cửa hoặc quay ngang.
Đối với những nhà sử dụng bàn thờ nhỏ, nên đóng thêm phần gỗ làm bục xung quanh để bày biện đồ cúng tế chứ không được đặt xuống đất. Bàn thờ và bát hương trên bàn thờ kích thước cân xứng, hài hòa không gian và phù hợp túi tiền.
Có thể dùng Kim Thiền hoặc Tỳ Hưu hay Kỳ Lân. Đặc biệt, khi mua hai tượng ông Thổ Địa và ông Thần Tài cần chú ý, không mua tượng bị lỗi. Trước mặt bàn thờ luôn luôn phải giữ sự sạch sẽ và có khoảng không nhất định. Không đặt gần khu bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, không để các vật dụng có góc cạnh đụng chạm vào.
Tại Đúc Đồng Bảo Long chuyên cung cấp các sản phẩm đồ thờ bằng đồng được chạm khắc thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay của người nghệ nhân làng nghề Ý Yên, Nam Định. Các sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trực tiếp tại làng nghề và đem ra thị trường mà không trải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.Sở hữu 3 cơ sở chính tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định và hàng loạt những cơ sở cung cấp sản phẩm trên toàn quốc.
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận đúc theo yêu cầu của quý khách. Dù bạn muốn đúc theo sở thích, mạ vàng 24k, dát vàng 9999, khảm tam khí hay khảm ngũ sắc ... giá cả phải chăng. Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: Sưu tầm
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long
Gợi Ý 22+ Mẫu Đỉnh Thờ Lư Thờ Cho Phòng Thờ Cực Đẹp Năm 2024 (01/11/2023)
Có nên dùng bát hương bằng đồng không? Độ bền liệu có cao? (06/02/2023)
Xem ngay 5 mẫu chuông thờ gia tiên đẹp nhất! Giá tận xưởng! (14/12/2022)
Cách đặt bài vị trên bàn thờ đúng nhất - Hướng dẫn (01/10/2022)
Tư Vấn Cách Chọn Bó Hoa Sen Cho Phòng Thờ Phù Hợp (22/09/2022)
Tư vấn cách chọn chuông cho chùa chất lượng, đẹp nhất (17/09/2022)
Cách Chọn Mâm Bồng Cho Phòng Thờ Phù Hợp, Chất Lượng (07/09/2022)
Tư Vấn Chọn Khám Thờ Cho Nhà Thờ Họ Phù Hợp (04/08/2022)
Cách chọn đỉnh đồng cho nhà thờ họ chuẩn đẹp (22/07/2022)
Nghi thức thỉnh chuông bát thờ tại tư gia đúng chuẩn tâm linh (19/07/2022)