Hằng năm vào mỗi dịp lễ Tết hay giỗ chạp con cháu lại dâng lên bàn thờ gia tiên mâm cỗ đầy ắp sắc màu dưới ánh nến lung linh, thắp nén nhang cầu khấn. Và chẳng biết tự lúc nào, nghi thức thờ cúng ngày Tết đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt. Trong đó, cúng rằm tháng giêng là một nghi thức nhằm chào đón năm mới với nhiều may mắn, tài lộc. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng dưới bài viết sau đây nhé!

Nghi thức thờ cúng là nét đẹp văn hóa truyền thống có tư rất lâu đời của người Việt

Ý nghĩa về nghi thức cúng Rằm tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng là một ngày lễ quan trọng trong phong tục thờ cúng của người Việt. Bởi vậy mà dân gian ta thường có câu: “ Cúng quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng.”

Rằm tháng Giêng còn được mọi người biết đến với cái tên quen thuộc là “Tết Nguyên Tiêu” – một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc. “Nguyên” là thứ nhất, “Tiêu “ là đêm, “Nguyên Tiêu” có nghĩa là đềm rằm đầu tiên của năm mới.

Đây được coi là ngày lễ lớn của người Việt là dịp để nhà nhà dâng lễ, dâng hương lên thần Phật, gia tiên với những nguyện cầu an lành cho cả năm.

Ngày nay, Rằm tháng Giêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc, thấm đậm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn bởi đâu đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh mâm cỗ cúng ngày rằm đủ đầy và tươm tất.

Đồng thời, thông qua lễ cúng ngày Rằm tháng Giêng con cháu muốn bày tỏ tấm lòng thành kính với các vị thần linh và ông bà tổ tiên và mong cầu được các vị phù hộ độ trì cho một năm mưa thuận gió hòa, an khang và thịnh vượng.

Rằm tháng Giêng được dân gian gọi với cái tên quen thuộc "Tết Nguyên Tiêu"

==>Tham khảo thêm ý nghĩa bộ đại tự câu đối trong văn hóa thờ cúng tâm linh

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng mà gia chủ nên biết

Ông bà ta từ bao đời nay đều quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Việc thờ cúng xuất phát từ sự thành tâm của con cháu. Vì vậy mà gia chủ khi thực hiện nghi thức thờ cúng ngày Rằm tháng giêng cần lưu ý những điều sau:

1. Dọn dẹp bàn thờ

Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ được coi như là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên.

Theo quan niệm của phong thủy, bàn thờ là nơi tập hợp nhiều năng lượng tốt nhất. Vì vậy việc dọn bàn thờ vào ngày Tết sẽ đem đến nhiều điều tốt lành và may mắn cho gia chủ.

Khi dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động ban thờ, tránh để thần linh quở phạt.

2. Không dùng hoa giả

Bên cạnh ánh sáng lung linh, huyền ảo từ đèn nến, thì bàn thờ còn mang sự tươi mới và sang trọng bởi vẻ đẹp của những bông hoa với sắc màu rực rỡ.

Chọn hoa bày trí trên bàn thờ gia tiên phải là loại hoa có ý nghĩa, sắc màu đẹp và hương thơm dịu nhẹ. Không cắm hoa dại, hoa giả hay hoa có hương thơm ngào ngạt.

Gia chủ có thể tham khảo một số loại hoa được lựa chọn phổ biến để bày trí trên bàn thờ: Hoa hồng, hoa cúc, hoa lay – ơn, hoa đào, hoa mai,…

Bên cạnh đó, gia chủ không nên trang trí bàn thờ bằng các loại hoa: hoa xuyến chi, hoa ly, hoa nhài,…

Việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ được coi như là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên

3. Phải sử dụng đồ mới để cúng

Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt.

Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

4. Đồ cúng lễ

Nhiều gia đình làm cả hai lễ: Lễ chay lễ Phật và lễ mặn để lễ thần linh, tổ tiên. Nếu gia đình nào làm hai lễ thì phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương, tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.

5. Lưu ý khi thắp hương

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh, tổ tiên, ông bà.

Gia chủ phải sắp xếp đồ thờ cúng đúng vị trí tránh nhầm lẫn giữa ban thờ gia tiên với ban thờ Phật

==>Xem ngay +50 mẫu bộ đồ thờ đầy đủ có chất lượng cao và giá thành hợp lý

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Theo phong tục truyền thống thì lễ cúng Rằm tháng Giêng được diễn ra vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng. Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây được xem là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Việc chuẩn bị đồ thờ cúng cần chỉn chu, tươm tất, không được đại khái, qua loa bởi như vậy là bất kính. 

Tùy theo điều kiện của từng gia đình, văn hóa từng vùng miền địa phương sẽ có cách dâng lễ cúng ngày rằm khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản nhất, gia chủ cần chuẩn bị một số vật lễ sau:

  • Hương, nến, rượu nếp, hoặc trà.
  • Hoa tươi,
  • Trầu cau
  • Trái cây tươi  (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)

Ngoài ra, chúng ta sẽ mua thêm những món đồ vàng mã cho những người thân đã khuất trong gia đình.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình, văn hóa từng vùng miền địa phương sẽ có cách dâng lễ cúng ngày rằm khác nhau

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ cúng đầy đủ thì mâm cơm cúng là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Mâm cúng đầy đủ là hiện thân ước muốn một năm mới gia đình sung túc, an vui. Và hình ảnh mọi người xum vầy, quây quần bên mâm cơm ấm cúng gợi lên những giây phút vô cùng ấm áp và yêu thương.

Tùy theo vùng miền với phong tục tập quán khác nhau mà mâm cơm cúng cũng có những thay đổi. Mỗi một món ăn trên mâm cơm cúng được trình bày đẹp mắt, thể hiện sự khéo léo cũng như kính trọng của gia chủ .

  • Một mâm cơm cúng đầu năm phổ biến bao gồm:
  • Một con gà trống
  • Một đĩa xôi
  • Một đĩa giò
  • Một bánh trưng
  • Một tô canh
  • Một món xào
  • Một chén muối
  • Một chén gạo

Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quan niệm và sở thích mỗi gia đình có thể tùy biến theo cách riêng. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.

Bên cạnh đó, nếu gia đình có thờ Phật thì nên chuẩn bị thêm một mâm lễ vật để cúng trên bàn thờ Phật.

Tuyệt đối không cúng lễ mặn trên bàn thờ Phật

==>Tham khảo thêm cách trang trí bàn thờ ngày Tết và những điều cấm kỵ mà gia chủ cần lưu ý

Nguyên tắc quan trọng khi cúng Rằm tháng Giêng

- Về cách cúng: vào dịp lễ Tết, giỗ chạp thì gia chủ cần sắm lễ cúng đặt lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn sau đó làm lễ, khấn vái, lạy tổ tiên để tỏ lành biết ơn, thành kính đồng thời cầu xin được phù hộ. Khi gia chủ thực hiện nghi lễ cúng thì cần phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.

Về cách khấn: khi khấn thì nên nói nhỏ lầm rầm trong miệng không nên nói to và có đủ các thông tin như ngày tháng năm, địa chỉ gia chủ, mục đích của việc cúng lễ, cúng ai, tên các thành viên trong gia đình sau đó là khấn lời cầu xin, lời hứa của gia chủ. Sau khi khấn xong thì cần phải vái để tỏ lòng thành kính cẩn hy vọng bề trên phù hộ cho gia đình mình.

Vào dịp lễ Tết, giỗ chạp thì gia chủ cần sắm lễ cúng đặt lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn sau đó làm lễ, khấn vái

- Về cách vái: Khi vái, gia chủ cần phải chắp hai bàn tay lại trước ngực sau đó đưa lên ngang đầu, đầu thì hơi cúi xuống dưới, lưng khom xuống dưới một chút rồi mới ngẩng mặt hướng lên phía bàn thờ gia tiên. Cuối cùng là người vái đưa hai bàn tay lên xuống đồng thời với nhịp cúi xuống, ngẩng lên. Người ta có thể vái số lần khác nhau tùy vào từng trường hợp như 2, 3, 4 hoặc 5 lần.

- Về cách lạy: hành động lạy là cách mà con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Đối với lạy thì cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người ta sẽ sử dụng số lần lạy khác nhau như 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy, mỗi con số lại mang những ý nghĩa khác nhau và cần phải được sử dụng đúng. Chính vì vậy mà gia chủ nên hết sức chú ý sử dụng sao cho đúng, chuẩn để tránh những điều không may mắn.

Cách cúng - khấn - vái - lạy là những điều cơ bản mà gia chủ nên biết khi thực hiện nghi thức thờ cúng ngày rằm

Trên đây, Bảo Long đã đem tới cho bạn những thông tin hữu ích về những điều cần lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng. Để trang trí bàn thờ thêm phần trang trọng hơn bạn có thể tham khảo thêm các vật phẩm thờ cúng bằng đồng tại Bảo Long chúng tôi.

Bảo Long - Địa chỉ bán đồ thờ cúng uy tín, chất lượng

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng thủ công Ý Yên, Nam Định. Là đơn vị uy tín, chuyên chế tác, cung cấp đồ thờ cúng bằng đồng. Sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, đội ngũ thợ lành nghề. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. 

Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từ hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn. Ngoài những mẫu có sẵn thì chúng tôi còn nhận làm theo yêu cầu của khách hàng, giá tốt. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0968.966.268