Tượng Thành Hoàng Làng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm là một trong những mẫu tượng thờ đền miếu được đúc hoàn thiện bởi các nghệ nhân tại xưởng Đồ Thờ Bảo Long. Vậy mẫu tượng này có những điểm gì nổi bật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung của bài viết này nhé!
Đôi nét về vị Thành Hoàng
Thành hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành.
Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh...
Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí Dương đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật. Và gọi ông Thần hoàng là sai nghĩa, vì cái tên này chỉ là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho cha mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này ở trong Nam Bộ không có.
Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục "thờ thần" ở trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam đã sửa từ "Thần hoàng" ra "Thành hoàng" cốt để người đọc không còn lầm lẫn giữa hai thứ. Tuy nhiên, xét trong sách Việt Nam phong tục, lễ Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; còn việc thờ phụng Thành hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả sách đã chỉ ra đó là hai thứ khác nhau.
Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên ở Nam Bộ nhiều đình làng, thần chỉ có tên là Bản cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bản cảnh. Theo sách Minh Mạng chính yếu, quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bản cảnh. Đây là chức vụ mới, lúc trước không phổ biến. Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào. Bản cảnh là cõi đất nơi mình được thờ. Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyền trừu tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xương bằng thịt. Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" (神) và thường cũng chỉ có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, ngay thẳng, tích tụ).
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm
Thông tin về sản phẩm
Quy cách |
đúc thủ công mọi công đoạn chế tác hoàn toàn bằng tay |
Nguyên liệu |
đồng đỏ pha tỷ lệ đồng nồi |
Bề mặt |
Khảm tam khí vàng, bạc, đồng |
Kiểu cách |
tượng toàn thân, dáng ngồi |
Kích thước |
Cao 97cm - Nặng khoảng 86kg |
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm được đúc từ các loại chất liệu chuẩn
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm được chế tác như nào?
Tượng được chế tác đúc hoàn toàn thủ công, nguyên khối từ chất liệu đồng đỏ pha tỷ lệ đồng nồi. Quy trình chế tác tượng về cơ bản gồm các công đoạn sau:
+ Tạo mẫu: Mẫu được chúng tôi tạo dựng và có sự kiểm duyệt thống nhất giữa cơ sở và khách hàng.
Mẫu tượng được tạo dựng từ chất liệu đất sét
+ Dấp khuôn: Mẫu sau khi hoàn thiện sẽ được dấp tạo khuôn. Khuôn được làm từ trấu, đất sét và các loại bột chịu nhiệt. Khuôn về cơ bản gồm có 2 phần là phần âm bản và dương bản. 2 phần này được làm riêng biệt và sẽ được ghép lại làm 1. Nung nóng và chờ khô để chuẩn bị đúc.
+ Đúc đồng: Sau khi hoàn thiện khuôn, các nghệ nhân sẽ tiến hành nấu đồng hoá lỏng ở nhiệt độ cao. Rồi sau đó rót đồng từ từ vào trong khuôn và chờ đồng kết cứng lại sẽ dỡ phôi ra khỏi nguôn.
Tượng sau khi dỡ khuôn sẽ còn nhiều đường ba via thừa trên bề mặt
Sau khi hoàn tất sửa bề mặt, các nghệ nhân sẽ tiến hành công đoạn khảm vàng, bạc và đồng trên bề mặt tượng
+ Sửa nguội: Sau khi dỡ tượng khỏi khuôn, tượng sẽ có nhiều đường ba via thừa, Các nghệ nhân lúc này sẽ tiến hành mài dũa, cắt tỉa làm nhẵn toàn bộ bề mặt. Sau đó sẽ tiến hành cày lọng ám theo các đường nét hoa văn rồi khảm trực tiếp vàng, bạc và các loại đồng theo những đường hoa văn đó (quy trình này gọi là khảm tam khí). Công đoạn sau cùng là tạo màu ốc bươu cho sản phẩm với kỹ thuật tạo màu bóc tách phần nền áo với phần da mặt thành 2 màu sắc khác nhau, đồng thời những đường khảm vẫn giữ được độ sáng đẹp tự nhiên. Tượng sau khi hoàn thiện màu sẽ được phủ ngoài thêm lớp sơn trong suốt để bảo quản tượng khỏi các tác động của môi trường.
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm được hoàn thiện
Ưu điểm của tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm
- Nguyên liệu được đảm bảo, tất cả đều được lựa chọn loại I, nói không với những chất liệu kém.
- Tất cả các công đoạn đều được các nghệ nhân giỏi, giàu kinh nghiệm chế tác.
- Tượng có chất lượng hoàn thiện cực tốt, mọi đường nét, góc cạnh được xử lý kỹ lưỡng
- Tượng được hoàn thiện với tiêu chuẩn độ bền cao.
- Tượng đã được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng.
- Cam kết hoàn tiền 200% nếu phát hiện hàng kém chất lượng.
- Đóng gói, bọc hàng cẩn thận khi gửi hàng.
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm có chất lượng hoàn thiện tốt, độ bền cao
Tượng Thành Hoàng bằng đồng khảm tam khí vàng bạc cao 97cm thích hợp với những không gian nào?
Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã. Làng nào cũng thờ Thành hoàng, mỗi Thành hoàng có nguồn gốc, công trạng khác nhau “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế, làng không thể thiếu một biểu tượng thiêng liêng, vị thần hộ mệnh để phát tín hiệu tập hợp, củng cố, bảo vệ phát triển cộng đồng. Việc thờ cúng đó được xuất phát từ sự biết ơn, sự ghi nhớ công ơn của dân làng với người có công với làng.
Đây là mẫu tượng được rất nhiều đền, miếu sử dụng. Tượng có kích thước khá phù hợp để có thể thờ ở mọi không gian tâm linh.
Có thể bạn quan tâm:
>> 18+ bộ ngũ sự bằng đồng cực đẹp
>> Tham khảo 70+ mẫu đỉnh đồng mẫu đẹp
Đây là mẫu tượng được các nghệ nhân tạo dựng
>> Bạn có thể tham khảo thêm các loại đồ thờ Phật đền, điện, miếu để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.