Tiếng chuông âm vang, mang đến cảm giác an nhiên, thanh tịnh mỗi khi chúng ta đặt chân đến đất Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa chuông đồng hay đại hồng chung - Pháp khí không thể thiếu tại các ngôi chùa. Trong Phật giáo, chuông đồng được sử dụng từ rất sớm, không ai biết chúng xuất hiện từ lúc nào. Và để hiểu hơn về ý nghĩa của pháp khí này, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây.
Chuông đồng được sử dụng tại các chùa
Chuông đồng là khí cụ nổi tiếng, thường được dùng trong các chùa, miếu, đình,... Ngày nay, nhiều nhà thờ, phòng thờ gia tiên cũng sử dụng vật phẩm này trong thờ cúng. Chuông đồng là khí cụ thường dùng trong các buổi tụng niệm, làm chuông báo hiệu... Chuông thường rỗng, hình cái cốc úp ngược, bên trong được gắn một quả lắc giúp tiếng gõ vang xa hơn.
Chuông đồng có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để chọn mẫu chuông tương ứng.
Chuông đồng hiện nay phổ biến gồm 3 loại:
- Đại hồng chung (hay còn có tế gọi là chuông U Minh): thường có kích thước và trọng lượng lớn. Chuông được sử dụng để đánh vào đầu hôm nay hoặc lúc gần sáng. Tiếng chuông như nhắc nhở con người hãy luôn thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi khổ đau.
- Chuông báo chúng (hay còn gọi là tiểu chung): Loại chuông có kích thước chỉ bằng khoảng 1/2 đại hồng chung. Có hình dáng và mẫu mã giống đại hồng chung và được treo ở trai đường. Chuông được dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc họp đại chúng, giờ chấp tác, thọ trai, giờ bái sám trong các tự viện.
- Gia trì chung (hay còn gọi là chuông bát): Sử dụng để làm lễ tụng niệm hay làm hiệu lệnh cần thiết khi bắt đầu một buổi lễ nhịp nhàng, giúp mọi người tham gia buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Ngoài ra còn được đánh lên khi lạy Phật. Nhiều phật tử thường sử dụng chuông gia trì cỡ vừa và nhỏ ngay tại gia.
Chuông đồng là một khí cụ được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh trong, vang xa. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là biểu trưng cho trí tuệ; là những khí cụ dùng trong các sự kiện lớn: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền.
Tiếng Chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền; làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.
Tiếng Chuông trong Phật Giáo giúp con người ta thức tỉnh, sớm giác ngộ, thoát khỏi những điều đau khổ trong cuộc đời. Từ đó, thôi thúc những điều tốt đẹp trong con người, hướng đến cái thiện, từ bi hỷ xả, lòng vị tha. Hơn thế, tiếng chuông chùa còn đưa bản thân mỗi người về cái "nhất tâm" làm những điều lành, điều thiện để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những âm thanh được cất lên từ chiếc Chuông chùa giúp con người, vạn vật trở nên thảnh thơi an lạc. Tiếng chuông chùa hai buổi sớm chiều vang vọng là thứ âm thanh du dương ghi lại những miền ký ức đẹp đẽ, là tiếng gọi của sự thức tỉnh và giác ngộ.
Ngoài ra, các chùa dùng tiếng Chuông là phương tiện thông báo; báo tin cho Tăng ni Phật tử biết những lúc họp, thọ trai, giờ bái sám,… Chuông đồng gia trì là loại chuông giúp cho các buổi lễ, tụng kinh được tuần tự, nhịp nhàng như: báo hiệu lúc bắt đầu đọc kinh hay khi đoạn kinh sắp hết.
Về cơ bản, Chuông đồng đúc thủ công đều có quy trình giống nhau. Tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu cũng như tay nghề thợ đúc sẽ cho ra quả Chuông chất lượng hay không. Chuông đồng chủ yếu đúc bằng nguyên liệu đồng đỏ hay còn gọi là đồng dây điện.
Bước 1: Tạo mẫu chuông: Bước đầu tiên trong quy trình đúc chuông bằng đồng là nghệ nhân tạo mẫu. Với bước này, người nghệ nhân sẽ sử dụng đất sét chuyên dụng trong điêu khắc đắp thành theo mẫu bản vẽ. Chỉnh sửa những đường nét, chi tiết để tạo thành mẫu hoàn chỉnh.
Bước 2: Tạo khuôn đúc chuông: Làm khuôn trong đúc chuông đồng với chất liệu chính là đất, trấu và giấy gió. Sau khi làm được phần vỏ khuôn. Thợ tiếp tục tiến hành làm phần cốt bên trong (hay còn gọi là làm thao).
Nung chín khuôn đến khi đạt 700 độ C. Sau khi chỉnh sửa xong khuôn, người thợ lau nhãn và quét sơn chịu nhiệt nung 1 lượt. Tiếp tục nung với nhiệt độ 500 độ C nữa rồi ghép khuôn thành 1 khối.
Bước 3: Nấu nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để làm chuông là đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất. Khi đồng đã ở dạng lỏng, người thợ tiến hành pha thêm tỷ lệ các kim loại Thiếc + Đồng. Căn chỉ nguyên liệu không phù hợp thì chuông sẽ không kêu.
Bước 4: Rót khuôn: Nung khuôn nóng đều một lần nữa, đồng thời đổ phần hợp kim đồng nóng chảy vào khuôn sao cho thật đều và chính xác.
Bước 5: Hoàn thiện chuông bằng đồng: Quy trình sửa nguội, đánh bóng và làm màu…Sau khi khuôn và hợp kim đã nguội, người thợ sẽ tiến hành dỡ khuôn. Sản phẩm được lấy ra đem đi đục, mài, làm bóng đảm bảo thẩm mỹ và kỹ thuật như bản vẽ.
Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng. Chỉ có những nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm mới tạo ra được sản phẩm với tiếng chuông chuẩn, cao, trong và vang xa được.
Âm vang trong, thanh, vọng xa
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng Chuông đồng chính là tiếng vang. Nếu là đích thân các sư chùa kiểm chứng thì chỉ cần nghe tiếng chuông phát ra, họ sẽ dễ dàng biết được chuông đạt chuẩn hay không. Tuy nhiên, nếu bạn là Phật tử, muốn cung tiến chuông cho chùa thì cách tốt nhất để biết được chuông tốt hay không là lựa chọn đơn vị chế tác chuông uy tín.
Chiếc Chuông chuẩn chất lượng luôn cho tiếng vang lớn, trầm khi gõ, âm vọng xa, nghe rất dịu tai nếu người xem đứng ở một khoảng cách vừa tầm. Trong khí đó, sản phẩm kém chất lượng sẽ cho tiếng vang hỗn tạp, đanh rất khó nghe.
Mẫu mã đẹp, đúc dày dặn
Không chỉ được đánh giá qua tiếng vang, mẫu mã đẹp là điều người mua cần quan tâm. Hiện nay, các mẫu chuông đồng, đại hồng chung chủ yếu được chế tác thủ công tại các làng nghề truyền thống như: làng Kiên Lao, làng Ý Yên, Nam Định hay làng đúc đồng ở Huế. Mỗi làng nghề đều có bí quyết chế tác riêng, cho ra đời sản phẩm có chất lượng khác nhau.
Mẫu chuông đẹp có họa tiết hoa văn phải tinh xảo, bắt mắt, đường nét mềm mại và phóng khoáng. Họa tiết chạm trổ trên chuông phải thể hiện được nét văn hóa truyền thống lịch sử hay các họa tiết liên quan đến Phật Giáo. Đồng thời, bố cục, tỉ lệ phải cân đối mới tạo nên một tổng thể thống nhất. Chuông được đúc dày dặn, khối lượng nặng và đạt đỉnh cao về độ tinh tấn.
Chất liệu đúc chuẩn
Hiện nay, Chuông đồng thường được đúc bằng đồng vàng (dòng chuông đúc ở Huế) hoặc đồng đỏ (dòng chuông đúc tại làng Kiên Lao, Ý Yên). Giá đúc chuông bằng đồng đỏ sẽ cao hơn so với đồng vàng bởi chi phí nguyên liệu đầu vào cao hơn.
Mẫu chuông chất lượng được chế tác bằng đồng tinh khiết (hàm lượng đồng từ 90 - 95%), dày dặn và nặng. Bên cạnh đó, không ít đơn vị vì muốn giảm chi phí nguyên liệu đã sử dụng đồng pha tạp chất, hàm lượng đồng thanh khiết chỉ chiếm 50 - 60% đối với đồng đỏ, và chỉ chiếm khoảng 40 - 50% đối với đồng vàng.
Chất liệu đúc kém chuẩn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng chuông mà còn tác động trực tiếp đến độ bền, tuổi thọ sử dụng chuông. Sản phẩm sau khi sử dụng từ 3 - 5 năm sẽ bị bong tróc bề mặt, xỉn đen nếu không được bảo quản kỹ lưỡng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị đúc Chuông đồng với mẫu mã, chất lượng khác nhau. Nếu không quá am hiểu về sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng, người mua sẽ rất dễ mua phải các mặt hàng kém chất lượng, cho tuổi thọ sử dụng thấp. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi những tiêu chí dưới đây sẽ giúp người mua tìm được địa chỉ đáng tin cậy.
1. Có nhiều năm kinh nghiệm
Để biết được đơn vị đúc chuông, đại hồng chung có năng lực hay không, người mua nên tham khảo các sản phẩm/dự án mà đơn vị đã thực thi trước đó. Tránh đặt nhầm niềm tin vào các đơn vị chế tác nhỏ lẻ, người thực hiện là thợ học việc, cho ra đời những sản phẩm không đạt chuẩn. Quý vị có thể tìm hiểu qua các kênh truyền thông như: fanpage facebook, website, zalo, youtube...
2. Sản phẩm đảm bảo các tiêu chí khắt khe
Sản phẩm được chế tác từ những làng nghề đúc đồng nổi tiếng có những tiêu chuẩn chất lượng đánh giá cụ thể. Và đối với chế tác chuông đồng cũng vậy, sản phẩm sẽ có những tiêu chí đánh giá riêng về mẫu mã, độ sắc nét, độ bền, âm vang chuông và giá thành tương xứng.
3. Có showroom trưng bày
Đối với các dòng chuông kích thước nhỏ, người mua có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng bán đồ đồng mỹ nghệ. Đơn vị uy tín sẽ có cửa háng hay showroom trưng bày sản phẩm để khách hàng dễ dàng "xem tận mắt, cảm nhận tận tay" sản phẩm.
Đối với các dòng chuông, đại hồng chung cỡ lớn, người mua nên tìm đến các cơ sở đúc chuông đồng uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công việc. Hơn thế, quý chùa, quý phật tử có thể đến xem trực tiếp quá trình đúc chuông, kiểm định chất lượng.
4. Chế độ bảo hành tốt
Không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng, đơn vị uy tín còn đưa ra các chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng, giúp khách hàng an tâm hơn khi mua hàng.
5. Giá bán cạnh tranh thị trường
Chế tác chuông đồng cần rất nhiều nguyên liệu vật tư, không chỉ là đồng mà còn là đất, cát, trấu, sơn màu, thép làm khuôn. Hơn thế, thời gian chế tác và hoàn thiện tượng không hề ngắn, công sức bỏ ra rất nhiều. Do vậy, giá đúc chuông, đại hồng chung chắc chắn không thấp. Tuy nhiên, đơn vị chế tác chuông đồng uy tín sẽ đưa ra mức giá tương xứng chất lượng. Nói không với các nguyên liệu đồng tạp nhằm giảm chi phí sản xuất.
Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị nhận đúc chuông đồng, đại hồng chung uy tín. Chúng tôi có xưởng đúc lớn tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Các quý chùa, quý phật tử có thể đến trực tiếp xưởng để xem quá trình đúc chuông và kiểm duyệt chất lượng.
Bộ sưu tập Chuông đồng, đại hồng chung tại Đúc Đồng Bảo Long được khách hàng đánh giá cao về tính thẩm mỹ cũng như chất lượng. Sản phẩm được đúc thủ công mỹ nghệ tinh xảo, dày dặn và cho tiếng chuông trong, vang, ngân xa. Đặc biệt, chúng tôi sử dụng chất liệu đồng đỏ chuẩn cho độ bền cao, bảo hành trên 20 năm.
Hiện tại, chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều dự án trên khắp mọi miền Tổ quốc. Điển hình như: đúc Đại Hồng Chung 1 tấn cho chùa Phổ Quang (Cửa Bắc, Hà Nội), đúc 2 quả Đại hồng chung cho chùa Linh Sơn (Hải Phòng), Đại Hồng Chung 1200kg cho Chùa Quẳng (Phú Thọ) hay Đại Hồng Chung cho chùa Phú Thị (Hưng Yên).... và còn hàng nghìn công trình lớn nhỏ khác.
Đúc Đồng Bảo Long nhận đúc chuông, đại hồng chung THEO YÊU CẦU của khách hàng. Chúng tôi nhận đến tận chùa đúc trực tiếp, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn so với đúc tại xưởng. Để được báo giá tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn.
Dưới đây là một số công trình đúc chuông và các mẫu Chuông nhỏ được thực hiện bởi nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.
◾️Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968 966 268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
◾️Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
◾️Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
◾️Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
◾️Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
◾️Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
Địa Chỉ Đúc Chuông Nhà Thờ Công Giáo Chất Lượng, Giá Tại Xưởng (27/09/2024)
Xem 22+ Bài Vị Thờ Gia Tiên Bằng Đồng Đẹp, Chất Lượng (25/09/2024)
Các Mẫu Chuông Bát, Chuông Gia Trì Âm Thanh Chuẩn, Chất Lượng Tốt (17/11/2023)
Xem 5 Mẫu Đỉnh Thờ Dát Vàng, Mạ Vàng Đẹp Nhất (31/08/2023)
Xem 8+ Mẫu Đỉnh Thờ Hun Giả Cổ Cực Đẹp, Chất Lượng Tốt (28/08/2023)
Xem 5+ Mẫu Đỉnh Thờ Tứ Linh Cực Đẹp, Ý Nghĩa, Giá Tốt (18/08/2023)
Xem 5+ Mẫu Đỉnh Thờ Hoa Văn Dơi Độc Đáo, Ý Nghĩa Nhất (17/07/2023)
Xem 8+ Mẫu Đỉnh Thờ Hoa Văn Rồng Cực Đẹp, Ý Nghĩa (26/06/2023)
Xem 5+ Mẫu Bát Bửu Cho Phòng Thờ Chất Lượng, Giá Tốt (02/06/2023)
Xem Mẫu Khung Ảnh Thờ Gia Tiên Chất Lượng (19/05/2023)