Người Việt Nam với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" được tiếp nối từ bao thế hệ. Và phong tục thờ cúng gia tiên là nét đẹp văn hóa từ hàng trăm năm nay. Khi cuộc sống ngày càng đủ đầy, con cháu sẽ có nhiều điều kiện để chăm lo, trang hoàng cho chốn thờ tự tâm linh thêm sung túc, đầy đủ. Trong đó, việc thay ban thờ cũ ban thờ mới như thế nào là câu hỏi được không ít gia chủ thắc mắc. Cần làm gì để tránh điều phạm kỵ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây. 

cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào

Cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ được nhiều gia chủ quan tâm

Thay bàn thờ mới: Nên hay không nên? 

Chúng ta thường thay ban thờ khi nào?

- Các gia đình thường thay bàn thờ mới khi chuyển về nhà mới với hi vọng cuộc sống mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn. 

- Ban thờ đã quá cũ, nứt nẻ, mối mọt, xuống cấp, thay bàn thờ là điều cần thiết gia chủ nên làm, vừa tôn lên sự trang nghiêm cho phòng thờ, vừa thể hiện sự hiếu kính đối với gia tiên.  

- Gia chủ muốn "nâng cấp" ban thờ, thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn đến gia tiên, tiền tổ hay những người có công với đất nước. 

Trong thờ cúng gia tiên, phật, thần tài hay các vị anh hùng, danh nhân có công với đất nước, cái chính nằm ở tâm phải thành kính, biết ơn. Bàn thờ hay gian án chỉ là diện tướng của tâm thành kính trong mỗi chúng ta. Và điều này được thể hiện qua việc chúng ta thường lập bàn thờ ở những nơi trang trọng nhất, tâm linh, linh thiêng nhất. Đó là nguyên lý trong thờ phụng. 

Muốn đổi bàn thờ cũ thay bàn thờ mới hoàn toàn được, điều này thể hiện tâm thành kính với gia tiên, bề trên. Khi xưa nghèo thì mình thờ bàn thờ đơn giản, bây giờ có điều kiện, chúng ta sử dụng bàn thờ mới, là điều tốt, là tâm thành kính. 

Gia chủ nên lau dọn ban thờ thường xuyên, sạch sẽ, chăm chút hương khói ấm cúng ban thờ, con cháu chịu khó bao sái, lau dọn là điều tốt đẹp.

cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào

Gia chủ nên thường xuyên hương khói, lau dọn ban thờ

Thay ban thờ mới có phải chọn ngày lành tháng tốt? 

Quan niệm dân gian thì vẫn luôn tâm niệm cần xem ngày tốt, giờ tốt để chuyển, thay mới bàn thờ gia tiên, ông địa. Bởi có thờ có thiêng, có kiêng có lành, thờ gia tiên, thờ thần thì khi muốn thay đổi nhà ở cần phải xin báo và chọn ngày đẹp để mọi chuyện được thuận lợi.

Theo các chuyên gia phong thủy thì việc thay bàn thờ gia tiên mới cần thiết phải biết lựa chọn ngày, giờ phù hợp với tuổi gia chủ và tránh những ngày xấu.

Nếu gia chủ không biết xem ngày tốt xấu có thể tham khảo theo lịch để chọn ngày tốt, bỏ ngày xấu. Từ ngày tốt chọn ra ngày hợp với tuổi của mình để tiến hành việc thay mới bàn thờ gia tiên.

Trường hợp để an tâm hơn, bạn có thể nhờ người biết xem ngày giờ tốt, chọn ra thời điểm thích hợp để làm các thủ tục khấn cúng thay bàn thờ gia tiên mới.

cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào

Chọn ngày lành tháng tốt để thay mới ban thờ là điều nên làm 

Thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào? 

Nếu có điều kiện, gia chủ nên chuẩn bị một mâm lễ tươm tất để dâng lên gia tiên trước khi bạch lễ với bề trên. 

Còn không thì gia chủ chỉ cần thắp nén hương, bạch lễ với gia tiên, hôm nay con thắp nén hương xin được thay ban thờ mới cho các cụ rồi khấn vái. Đọc xong thì gia chủ bê bát hương xuống, thay bàn thờ mới là được. 

Đối với ban thờ cũ, gia chủ có thể xử lý như thế nào?

- Nhiều gia đình lựa chọn bỏ ban thờ cũ xuống sông, ra biển hoặc ở gốc cây. Điều này là không nên vì vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây mất mỹ quan xung quanh. 

- Gia chủ có thể tháo ra, dùng làm các vật dụng khác phục vụ cuộc sống. Hoặc nếu bàn thờ, bát hương còn mới, còn giá trị, bạn có thể đem bán. Trong thờ cúng tâm linh, mỗi vật phẩm trên ban thờ đều mang ý nghĩa cao quý, tuy nhiên, cái cốt vẫn chính ở lòng thành của chúng ta. Việc bán, cho lại vật phẩm thờ đã sử dụng không có vấn đề gì cả, vì cung cấp những đồ mình không sử dụng cho người cần chúng là điều tốt chứ sao!

>> Có thể bạn quan tâm: 

Có nên sử dụng ban thờ Thần Tài - Thổ Công cũ hay không? 

Mâm lễ cúng thay ban thờ mới gia chủ nên chuẩn bị

Mâm lễ vật cúng báo cáo gia tiên gồm có:

  • Hoa tươi (hoa cúc vàng) hoặc hoa 5 màu
  • Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp
  • Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu)
  • 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối
  • Đồ mặn như gà luộc, xôi, giò chả, bánh chay... 
  • Một số bánh kẹo (bánh kẹo bóc ra)
  • 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao
  • 3 đến Đinh tiền lễ (một đinh 10 lễ)
  • Tiền vàng mã, hương, quần áo, mũ quan, ngựa trắng... 

Gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ trước khi cúng

 Bài khấn thay ban thờ mới

Dưới đây là bài khấn để thay ban thờ mới gia chủ có thể tham khảo: 

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày ......................... tháng .............................. Năm ............................

Tên con là .............................. (Tín chủ của ....................... địa chỉ ..........................)

Con làm lễ thay ban thờ mới (hoặc bát hương mới), mục đích con xin cầu........., cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ thay ban thờ mới (hoặc bát hương mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu.......................................

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

>> Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp 100 Bộ đồ thờ đầy đủ cho ban thờ gia tiên 

cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào

Chúng tôi chuyên cung cấp đồ thờ bằng đồng cho ban thờ mới thêm khang trang, đầy đủ

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách thay ban thờ mới thay ban thờ cũ như thế nào. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sắm bộ đồ thờ mới cho không gian thờ, hãy tam khảo các sản phẩm của Đúc Đồng Bảo Long. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Với hệ thống 3 phân xưởng sản xuất quy mô lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh nhỏ và đội ngũ nghệ nhân, thợ gia công có tay nghề cao, Bảo Long luôn đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. 

Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống showroom của chúng tôi tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc Nam Định để tham quan và mua sắm sản phẩm. Đối với khách hàng đặt mua online, Đúc Đồng Bảo Long hỗ trợ giao hàng khắp 64 tỉnh thành. Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0968 966 268.