Mỗi chúng ta khi sinh ra trên đời ai cũng đều có tổ tiên - cội nguồn. Và để bày tỏ tấm lòng thành kính cùng sự biết ơn ông bà tổ tiên, hằng năm vào mỗi dịp lễ Tết hay giỗ chạp con cháu lại dâng lên bàn thờ gia tiên mâm cỗ đầy ắp sắc màu dưới ánh nến lung linh, thắp nén nhang cầu khấn. Rồi chẳng biết tự lúc nào, nghi thức thờ cúng ngày Tết đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn không biết cách thực hiện nghi thức Cúng - Khấn - Vái - Lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt? Cùng chúng tôi giải đáp nhé!

Nghi thức thờ cúng ngày Tết đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân đất Việt

Ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết?

Theo quan niệm của người phương Đông: Các vị tổ tiên kết nối với con cháu bằng tâm linh giao cảm giữa thế giới hữu hình và thê giới vô hình. Và nghi thức thờ cúng chính là nút giao gặp gỡ của hai thế giới.

Người Việt Nam nói riêng và dân cư ở một số quốc gia khác có tục thờ cúng tổ tiên cho rằng ông bà tổ tiên sẽ ở thế giới bên kia để dõi theo những hành vi, việc làm đúng, sai của con cháu, từ đó họ sẽ phù hộ hoặc quở trách.

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Được thể hiện phổ biến hầu hết trong mỗi gia đình Việt Nam đều có một bàn thờ ông bà tổ tiên như cách để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất và bày tỏ sự tôn kính đối với họ. Qua những làn khói hương, người ta được kết nối với thế giới tâm linh thiêng liêng, nhớ về cội nguồn và gửi gắm mong ước về sự an lành, phát triển trong cuộc sống.

Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ là trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền giống nòi.

Nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục đẹp, giàu bản sắc cần được giữ gìn và phát huy.

Nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục đẹp, giàu bản sắc cần được giữ gìn và phát huy

Nghi thức Cúng – Khấn – Vái – Lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

  • Về cách cúng: vào dịp lễ tết, giỗ chạp thì gia chủ cần sắm lễ cúng đặt lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn sau đó làm lễ, khấn vái, lạy tổ tiên để tỏ lành biết ơn, thành kính đồng thời cầu xin được phù hộ. Khi gia chủ thực hiện nghi lễ cúng thì cần phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.
  • Về cách khấn: khi khấn thì nên nói nhỏ lầm rầm trong miệng không nên nói to và có đủ các thông tin như ngày tháng năm, địa chỉ gia chủ, mục đích của việc cúng lễ, cúng ai, tên các thành viên trong gia đình sau đó là khấn lời cầu xin, lời hứa của gia chủ. Sau khi khấn xong thì cần phải vái để tỏ lòng thành kính cẩn hy vọng bề trên phù hộ cho gia đình mình.
  • Về cách vái: Khi vái, gia chủ cần phải chắp hai bàn tay lại trước ngực sau đó đưa lên ngang đầu, đầu thì hơi cúi xuống dưới, lưng khom xuống dưới một chút rồi mới ngẩng mặt hướng lên phía bàn thờ gia tiên. Cuối cùng là người vái đưa hai bàn tay lên xuống đồng thời với nhịp cúi xuống, ngẩng lên. Người ta có thể vái số lần khác nhau tùy vào từng trường hợp như 2, 3, 4 hoặc 5 lần.
  •  Về cách lạy: hành động lạy là cách mà con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên đã khuất. Đối với lạy thì cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người ta sẽ sử dụng số lần lạy khác nhau như 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy hoặc 5 lạy, mỗi con số lại mang những ý nghĩa khác nhau và cần phải được sử dụng đúng. Chính vì vậy mà gia chủ nên hết sức chú ý sử dụng sao cho đúng, chuẩn để tránh những điều không may mắn.

Nghi thức Cúng - Khấn - Vái - Lạy là việc làm vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn kính với ông bà tổ tiên

==>Tham khảo thêm nghi thức thờ cúng ngày Tết của người Việt

Ý nghĩa của số lần lạy - vái khi cúng khấn tổ tiên

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, số lần vái lạy mang những nét ý nghĩa khác nhau.

1. 2 lạy và 2 vái

Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Tương tự khi đi phúng điếu, nếu người đi viếng là vai dưới của người quá cố thì lạy 2 lạy

Ngoài ra 2 lạy còn được áp dụng cho cô dâu chú rể lạy cha mẹ khi làm lễ cưới hỏi. Cách vái lạy này bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đến cha mẹ đôi bên.

2. 3 lạy và 3 vái

3 vái sau khi lạy có ý nghĩa như lời chào kính cẩn. Trong Phật giáo, 3 lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chính, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh. Tuy nhiên, không phải chùa nào cũng theo nguyên tắc 3 lạy

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, số lần vái lạy mang những nét ý nghĩa khác nhau

3. 4 lạy và 4 vái

Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương gồm cả cõi âm lẫn cõi dương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái m, Thiếu m). Hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú ngụ.

Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn vái dùng để thay thế bốn lạy.

4. 5 lạy và 5 vái

Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, và thổ). Còn có ý kiến cho rằng 5 lạy tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung ương, nơi nhà vua ngự.

Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương, quý vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì theo phong tục Việt Nam xưa, ông bà ta phải lạy vua 5 lạy. Trường hợp lễ cúng Tổ quá đông và không có đủ thời gian, mỗi người vái 5 vái thay cho 5 lạy.

Năm lạy tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hoả, và thổ hay 5 hướng đông, tây, nam, bắc

==>Xem ngay + 100 mẫu bộ đồ thờ thờ đầy đủ đẹp nhất, chất lượng nhất tại Bảo Long

Những việc cần làm khi thực hiện nghi thức thờ cúng

Người Việt Nam quan niệm rằng khi chết đi, linh hồn của ông bà tổ tiên sẽ đến bên một thế giới khác nhưng vẫn có lúc họ tồn tại xung quanh chúng ta, chứng kiến những điều diễn ra hằng ngày. Vì thế mà vào mỗi dịp quan trọng con cháu đều làm mâm cơm để thắp hương lên ông bà, tổ tiên mong muốn tổ tiên sẽ phù hô độ trì cho họ gặp được nhiều may mắn và tài lộc.

Các bước chuẩn bị cho nghi thức thờ cúng:

  • Trước khi làm lễ cúng cần bày lễ lên bàn thờ. Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết, sắp xếp theo lề lối "đông bình", "tây quả" - bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày tết được tổ chức nấu nướng và bầy biện khá công phu. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ.
  • Sau khi bày lễ xong, gia chủ cần đốt đèn ( có thể là đen dầu, nến, hoặc đèn thờ bằng đồng, …
  • Sau đó, thắp hương rồi cúng. Khi thực hiện thắp hương, gia chủ cần ăn vận trang nghiêm, thành kính. Việc thực hiện nghi thức cúng có ý nghĩa thỉnh tổ tiên về hưởng lễ.

Việc thực hiện nghi thức cúng có ý nghĩa thỉnh tổ tiên về hưởng lễ

Địa chỉ bán đồ thờ cúng uy tín, chất lượng

Đúc đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng thủ công Ý Yên, Nam Định. Là đơn vị uy tín, chuyên chế tác, cung cấp đồ thờ cúng bằng đồng. Sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, đội ngũ thợ lành nghề. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. 

Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từng hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn. Ngoài những mẫu có sẵn thì chúng tôi còn nhận làm theo yêu cầu của khách hàng với giá cả hợp lý. Chúng tôi tự tin có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.