Hình ảnh các táo cưỡi cá chép về chầu trời ngày 23 tháng chạp hằng năm từ lâu đã đi vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Các bà, các mẹ tất bật đi chợ từ sáng sớm để sửa soạn làm mâm cơm cúng, những con cá chép tung tăng bơi lội trong chậu là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong ngày lễ cúng ông Táo mỗi năm. Vậy các bạn đã biết cần chuẩn bị gì vào ngày lễ cúng Táo chưa? Cùng Bảo Long giải đáp thắc mắc nhé.
Có thể coi đây là một trong những lễ cúng quan trọng trước dịp Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc
- Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão Gíao Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích “ Hai ông một bà.”
- Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm vào ngày 23 tháng chạp là ngày Táo quân sẽ cưỡi cá chép từ hạ giới bay về trời cao để báo cáo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng đại đế. Cũng chính vì vậy mà vào ngày này mỗi năm các gia đình sẽ tất bật, sửa soạn mâm cơm cùng lễ vật để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời.
Ý nghĩa
- Ông táo được coi là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào thổ cư, mang lại bình yên cho mọi nhà. Chính vì vậy, làm lễ cúng Táo là hành động thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.
- Lễ cúng ông Công, ông Táo từ lâu đã đi vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt là nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an cho mọi nhười, mọi nhà.
Trước tiên, chúng ta cũng phải chuẩn bị đầy đủ lễ cúng ông Táo bao gồm:
• Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn
• Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
• Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
• Giấy tiền vàng mã
• Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)
• Cau trầu tươi
• Hương, nến, rượu nếp hoặc trà
Ngoài ra, chúng ta sẽ mua thêm những món đồ vàng mã cho những người thân đã khuất trong gia đình.
Bên cạnh việc chuẩn bị lễ cúng ông Táo đầy đủ thì mâm cơm cúng là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Mâm cúng ông táo về chầu trời đầy đủ là hiện thân ước muốn một năm mới gia đình sung túc, an vui.
Dù có ngược xuôi vất vả thế nào thì ngày 23 tháng chạp hằng năm mọi người đều cố gắng về tụ họp với gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng và tràn đầy yêu thương..
Tùy theo vùng, miền với phong tục tập quán khác nhau mà mâm cơm cúng 23 cũng có những thay đổi. Mỗi một món ăn trên mâm cơm cúng được trình bày đẹp mắt, thể hiện sự khéo léo cũng như kính trọng của gia chủ .
Một mâm cơm cúng ông công ông táo phổ biến bao gồm:
- Một con gà trống
- Một đĩa xôi
- Một đĩa giò
- Một bánh trưng
- Một tô canh
- Một món xào
- Một chén muối
- Một chén gạo
Tuy nhiên,tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, quan niệm và sở thích mỗi gia đình có thể tùy biến theo cách riêng. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian thì phương thiện đi lại của các táo khi về chầu trời chính là cá chép. Vậy nên ta hay thường bắt gặp hình ảnh 3 con cá chép đỏ trong chậu nước trong lễ cúng ông Táo với quan niệm “ cá chép hóa rồng”. Sau khi làm lễ xong cá chép sẽ được mọi người phóng sinh ra ao, hồ.
Theo quan niệm xa xưa, ông Táo gắn liền với hình tượng bếp lửa- được coi là vị thần chuyên cai quản chuyện bếp núc vì vậy mà bàn thờ ông Táo thường được đặt ở trong bếp, bên cạnh hoặc bên trên bếp.
Còn mâm cơm cúng thì được đặt trên bàn thờ gia tiên (không đặt ở bàn thờ ông Táo dưới bếp). Trong lễ cúng Táo nếu nhà bạn có bàn thờ Táo Quân thì vừa thắp hương ở bàn thờ này vừa thắp hương ở bàn thờ gia tiên. Ngày nay, ta không còn thấy bàn thờ ông Táo ở bếp nữa mà các gia đình chỉ lễ cúng trên bàn thờ gia tiên.
Vào đúng ngày 23 tháng chạp con cháu dâng mâm cơm cúng đầy ắp sắc màu lên bàn thờ , đốt trầm hương trên chiếc lư đỉnh đồng như bày tỏ tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng.
==> Có thể bạn quan tâm đến cách bao sái bàn thờ ngày Tết
Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Văn khấn ông Công, ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam là:
" Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!".
Ngoài bài văn khấn chuẩn theo sách, dân gia cũng có lưu truyền những bài văn khấn khác nhau tùy từng vùng miền. Các bạn có thể sử dụng bài khấn tùy vào vùng miền của mình nhé.
Những điều tuyệt đối không được làm trong lễ cúng Táo:
- Trước khi tiến hành lễ cúng Táo, bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc kín đáo, lịch sự tuyệt đối không được mặc quần áo hở hang, phản cảm qua đó thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23.
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp.
- Không thả cá chép từ trên cao xuống.
Trên đây là những chia sẻ của Bảo Long về mâm cúng 23 cụ thể và chi tiết. Để bàn thờ gia tiên thêm trang trọng và hài hòa hơn các bạn có thể tham khảo thêm về đồ thờ cúng bằng đồng tại Bảo Long.
==> Tham khảo thêm các nghi thức thờ cúng ngày Tết
- Bảo Long – Là cơ sở đúc đồng uy tín và chất lượng khi sở hữu nhiều sản phẩm đồ thờ bằng đồng độc quyền
- Sản phẩm của chúng tôi có mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý .
- Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và thân thiện .
- Chế độ bảo hành, giải quyết vấn đề nhanh gọn, rõ ràng.
- Hãy đến và trải nghiệm sự khác biệt chỉ có tại Đúc Đồng Bảo Long.
Hướng dẫn đặt mua các mẫu đồ thờ bằng đồng tại Bảo Long
Bước 1: Khách hàng gọi Hotline: 0968.966.268 để được tư vấn về sản phẩm (cần liên hệ trước, bởi các số lượng khách hàng mua nhiều nên các sản phẩm không có sẵn tại cửa hàng)
Bước 2: Sau khi chọn và chốt mẫu, chúng tôi sẽ tiến hành báo giá
Bước 3: Khách hàng đặt cọc và chúng tôi sẽ xác nhận tiền cọc qua ngân hàng
Bước 4: Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng tôi sẽ thông báo trước 1 - 2 ngày để xác nhận và giúp khách hàng sắp xếp thời gian nhận hàng.
Bước 5: Giao hàng, kiểm tra hàng (nếu hàng lỗi, khách hàng được quyền trả lại ngay)
Bước 6: Khách nhận hàng và thanh toán tiền.
Chế độ bảo hành uy tín
✔️ BẢO HÀNH 10 NĂM đối với mọi sản phẩm cao cấp
✔️ BẢO HÀNH ÍT NHẤT 5 NĂM đối với các sản phẩm nằm trong phân khúc giá rẻ.
✔️ MUA 1 LẦN - BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI đối với các loại sản phẩm mạ vàng 24K, dát vàng 9999.
✔️ LỖI 1 ĐỔI 1 trong vòng 15 ngày, lưu ý: sản phẩm phải chưa được sử dụng.
Gợi Ý 22+ Mẫu Đỉnh Thờ Lư Thờ Cho Phòng Thờ Cực Đẹp Năm 2024 (01/11/2023)
Có nên dùng bát hương bằng đồng không? Độ bền liệu có cao? (06/02/2023)
Xem ngay 5 mẫu chuông thờ gia tiên đẹp nhất! Giá tận xưởng! (14/12/2022)
Cách đặt bài vị trên bàn thờ đúng nhất - Hướng dẫn (01/10/2022)
Tư Vấn Cách Chọn Bó Hoa Sen Cho Phòng Thờ Phù Hợp (22/09/2022)
Tư vấn cách chọn chuông cho chùa chất lượng, đẹp nhất (17/09/2022)
Cách Chọn Mâm Bồng Cho Phòng Thờ Phù Hợp, Chất Lượng (07/09/2022)
Tư Vấn Chọn Khám Thờ Cho Nhà Thờ Họ Phù Hợp (04/08/2022)
Cách chọn đỉnh đồng cho nhà thờ họ chuẩn đẹp (22/07/2022)
Nghi thức thỉnh chuông bát thờ tại tư gia đúng chuẩn tâm linh (19/07/2022)